Bùi Giáng
(Tuệ Sỹ, Trương Cam Vũ, René Crayssac, Huy Cận)
Tựa
Đi vào cõi thơ theo lối ngẫu nhiên tao ngộ. Cơ duyên sẽ dun dủi… Chẳng nên gò ép cưỡng cầu.
Người viết sách này có dụng tâm không sắp đặt theo thứ tự thứ loại thường thấy. Những bài thơ đến rồi đi. Lời “nhận định” cũng đi rồi đến…
Tuệ Sỹ
Tuệ Sỹ là một vị sư. Ông viết văn nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u …
Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt.
Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghiệu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:
Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
Nhưng có ai ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ “Không đề” của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:
Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.
Tôi hoảng vía đề nghị: Đại sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho. Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.
Ông đáp: - Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.
Xin viết xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? – Cung trời hội cũ. Một hội đạp thanh? Một hội nao nức? – “Giờ nao nức của một thời trẻ dại?”.
Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát: một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh… Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.
Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi điều “phải nói” với mọi người “muốn nghe”, với riêng mình “không thiết chi chuyện nói”.
Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói rất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay là chẳng nghe.
Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng có chi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả - par manque de justice interne.
Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa một đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.
Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du: - “Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam, kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (……..) Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế?”.
Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch!
Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, ơn Thánh Đế đã dồi dào với Liệp Hộ như thế, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn cứ như thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.
Đáp: Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.
Đôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay vì quá long lanh?
Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng niệm cho thơ.
Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ.
Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng?
Áo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?
Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng có về Sài Gòn tới chùa viếng ông, đem quà cho ông một đôi giép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ. Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn.
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ?
Mình là thân bồ tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn?
Phải có nhìn thấy gương mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẳm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.
Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.
Ta tưởng như nghe ra “cao cách điệu” bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzsche.
Thi nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn? Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải?
Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuế nguyệt phiêu du:
Một tiếng “buồn chăng” lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tân thanh đoạn trường:
Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi:
Tiết điệu cũng rời rạc như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ? Một tuổi Xuân chưa vừa? Một tuổi vàng sớm chấm dứt? Một tuổi “đá” sớm giã từ mọi yêu thương?
Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đêm lữ thứ khép mình trong bốn bức tường vôi nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.
Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ từ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương.
Trương Cam Vũ
Trương Cam Vũ là người thy sỹ đã dịch Truyện Kiều ra Hán Thi.
Bản dịch đạt tới mức tối đa của tinh thể Hoa Thi. Chúng tôi đã bàn nhiều trong tập Mùa Xuân Trong Thi Ca. Ở đây không tiện nói nhiều.
René Crayssac
René Crayssac là thy sỹ Pháp đã đem Truyện Kiều dịch ra thơ Pháp.
Bản dịch huyền diệu ở chỗ: Ông đã đòi hỏi ở Pháp Ngữ một thể điệu nào Pháp Ngữ vốn không có, và đùng một cái, Nguyễn Du trong bản Pháp mang đầy rẫy tinh thể Cựu Hy Lạp Homère.
Sự tình này được đề cập tới trong tập Mùa Xuân Trong Thi Ca. Ở đây không tiện nói nhiều.
Huy Cận
Câu thơ đó dường như là cái chìa khóa mở đường vào cung thành Lửa Thiêng.
Huy Cận chẳng khi nào trực tiếp nói tới tình yêu một cách quay quắt sôi cuồng như Xuân Diệu, hoặc tràn lan ra như Nguyễn Bính.
Huy Cận kín đáo ngậm ngùi. Và thỉnh thoảng vài lời chân thành thăm thẳm của ông bỗng xô nguồn thơ tình yêu kia vào một cõi thống thiết cổ kim chưa từng có.
Bốn câu đơn giản thiết tha đôn hậu thượng thừa như thế, chính là vùng khí hậu riêng biệt để toàn thể cuốn Đoạn Trường Tân Thanh Nguyễn Du đi về ngưng tụ hết mọi màu hương vang bóng.
Huy Cận là người đồng quận Nguyễn Du – Hà Tĩnh. Sông núi non nước kia đẹp dị thường. Và con người đất nước kia sống lận đận làm ăn cày cấy cũng cực nhọc dị thường. Giữa phong cảnh và con người từ đó liên miên có một cuộc đối thoại thiết tha không lời, về một nỗi bất khả tư nghì. Tình yêu sẽ đưa con người ta tới một cõi xót xa, là căn bản cho một cuộc phát nguyện từ bi, gây dựng nên những thiên tài vô song của Hồng Lĩnh.
Chỉ những thiên tài Hồng Lĩnh mới thành tựu một cuộc Trùng Phục dị thường giữa vũ trụ trời mây phong cảnh.
Phong cảnh trong thơ Huy Cận là một loại phong cảnh đã khiến con người mở những cuộc “Lữ” huyền hoặc của Dịch Kinh. Khổng Tử đã chu du theo một cuộc Lữ dị thường Homère Hy Lạp, mà con người ngày nay không thể nào quan niệm được ra.
Nguyễn Du đã làm Liệp Hộ. Huy Cận đã đi muôn trùng. Mặc dù các ông có thể ngồi im lìm giữa một triều đình, các ông vẫn cứ thành tựu cuộc “Lữ” như thường, nơi một triều đình khác, riêng ở một góc trời miêu cương mạc ngoại.
Tiếng nhỏ thưa tràng đạc đó bàng bạc tịch liêu trong Lửa Thiêng cũng như suốt Đoạn Trường Tân Thanh, là khởi từ một duyên do uyên nguyên thăm thẳm, mà bấy lâu ta không ngờ tới, nên thường ngạc nhiên tự hỏi vì lẽ gì thơ Huy Cận lại đạt tới hai chóp đỉnh huyền diệu nhất ở hai cõi chênh vênh: thơ phong cảnh của ông không ai đi kịp; thơ tình yêu của ông khiến mọi thiên hạ đầu hàng.
Tình yêu và lữ thứ, lữ thứ và không gian, đó là những gì quyết định hết nguồn thơ Lửa Thiêng. Bao nhiêu màu quan san ly biệt bàng bạc trong Truyện Kiều, bỗng nhiên về quy tụ tinh hoa trong một bài “Thuyền Đi” của Huy Cận.
Lời thơ đi phiêu phiêu, tuyệt nhiên không thấy dấu vết một chút kỹ thuật nào còn vướng sót. Tưởng như không còn một chút cố gắng tìm lời lựa ý gì hết cả. Nguồn thơ ngập tràn dâng lên nhẹ nhẹ, len lõi thấm nhuần mọi ngôn ngữ ly biệt Nguyễn Du và toàn thể Đông Phương Lữ Thứ, Tây Phương Lang Thang.
Các bạn thử thong dong hình dung lại cái khối Đường Thi Vương Duy, Lý Bạch, Thôi Hiệu, Thôi Hộ, Cao Thích, Sầm Tham, Apollinaire, xem thử có một cái gì lọt ngoài vòng lục bát Huy Cận kia chăng.
Chúng ta quen thói ngóng chạy theo đuôi mọi thứ trào lưu chủ nghĩa, chúng ta tuyệt nhiên không còn giữ một chút tinh thể cỏn con nào cả để thể hội rằng lục bát Việt Nam là cõi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển ba bảy sông hồ.
Cái thói học đòi vá víu thông thái đã âm thầm giết chết mất máu me thân thể chúng ta. Hết chạy theo đuôi ông Camus, tới chạy theo đít bà Simone Weil, rồi xô ùa chạy theo giò cẳng ông Krishnamurti. Nghĩ rằng cũng đáng tủi cho cái kiếp con người. Nhục cho cái phận con ngợm.
Đó chính là cái lõi của lai rai thượng thừa, của bê bối tối hậu. Tới bao giờ mới chịu đi về giũ áo đười ươi? Hỡi những thằng trung niên thy sỹ, và hỡi những đứa chẳng thi sỹ trung niên. Cái trò ma quái lóc lăn nọ, kể cũng đáng tởm hơn cuộc dập dìu mà Tú Bà đã bố trí cho Nuồng Thúy xưa kia.
Cái tinh thần nô lệ không tự biết mình nô lệ, cái tinh thần ấy nó thấm nhập tủy xương chúng ta đến độ nào, mà mỗi phen chúng ta kêu gào tự do, đòi hỏi tự tại, gào thét tự tôn – càng mỗi phen cho thấy hiện thị lù lù cái linh hồn đĩ điếm.
Chúng ta thà chui vào một cái hang dế đen ngòm, một cái hang chim đen ngộm, một cái hang chuột đen thui, cam lòng thờ phượng Brigitte, sùng phụng Bardot, chui đầu vào tà xiêm Monroe để nằm ngủ, hơn là phải đi thức tỉnh tự do trong cái bầu khí hậu gớm guốc kia.
Nghĩ cũng kỳ dị thật. Người Việt Nam vốn là người thơ mộng thy sỹ nhất thế giới (Chỉ riêng cái màu da vàng Việt Nam thôi cũng đã thơ mộng hơn mọi màu da đen trắng) thì người Việt Nam lại chẳng bao giờ đọc thơ Việt Nam, lại luôn luôn đem trút hết cõi lòng thơ mồng của mình cho những thứ sách vở thổ lốn tạp pí lù ở đâu đâu. Lại chạy đi si mê những da trắng Marilyn những da đen phi châu chiêm bao bờ cỏ. Làm bao nhiêu thơ mộng lại đem gán hết cho châu chấu chuồn chuồn. Ẩn ngữ gì mà đoạn trường ra như thế. Lâu lâu lại còn ca ngợi tài hoa ông Kút Xếp, tài liệu ông Vương Dương Minh.
Huy Cận cũng đã có phen gián tiếp giải oan cho mọi người lưu lạc:
Huy Cận nói cái lời gì bao la như thế? - Nhận tôi đi dù địa ngục thiên đường?
Đáp: Huy Cận đã khai tỏ cái chỗ u ẩn nhất trong ngôn ngữ Jesus Christ.
Và đọc Huy Cận, chư vị Bồ Tát ắt phải gật đầu với Long Thọ Bồ Tát mà rằng:
“Chư Phật vô lượng phương tiện lực, chư pháp vô quyết định hướng; vị độ chúng sinh, hoặc thuyết nhứt thiết thực, hoặc thuyết nhứt thiết bất thực, hoặc thuyết nhứt thiết thực bất thực, hoặc thuyết phi thực phi bất thực…” (Xem Sương Bình Nguyên, trang 490).
Cũng vì lẽ đó, nên lần giở Dịch Kinh, chúng ta đọc lại ngôn ngữ thi ca của Khổng Tử:
“Hữu thiên địa, nhiên hậu vận vật sinh yên, doanh thiên địa chi nhàn giả. Duy vạn vật, cố thụ chi dĩ Truân. Truân giả doanh dã. Truân giả vật chi thủy sinh dã. Vật sinh tất Mông, cố thụ chỉ dĩ Mông. Mông giả Mông dã. Vật chi trĩ dã, vật trĩ bất khả bất dưỡng dã. Cố thụ chi dĩ Nhu. Nhu giả ẩm thực chi đạo dã… Ẩm thực tất hữu Tụng. Cố thụ chi dĩ Tụng. Tụng tất hữu chúng khởi. Cố thụ chi dĩ Sư… vân vân vân vân vân vân…”
Từ cõi Vô Ngôn của Bồ Tát tới cõi Vô Ngôn của Khổng Tử chúng ta trở lại với Kiều, Lửa Thiêng, sẽ nhận ra một chân lý mà không có sách vở học giả ru rú nào có thể chỉ vẽ ra. Phusis sơ nguyên Hy Lạp cũng lại lập lòe hiện thị một cách phong nhiêu dị thường trong hai câu mở đầu bài “Thuyền Đi”:
Thuyền Đi
Thuyền đi là nước đi, thời gian đi, hay đời người đi? biệt ly, nói tóm lại?
Nhưng tại sao bài thơ “Thuyền Đi” của Huy Cận lại xa vắng mênh mông hơn bất cứ một bài thơ ly biệt nào xưa nay? Nó tiềm ẩn những tố chất gì như thế?
Bài thơ mười hai câu cả thảy. Mười hai câu lục bát Huy Cận trông giống như một cung thành Đông Á, một chùa chiền Á Đông, một tượng vân thạch, hoặc đồng đen Đông Phương đang nhô lên nhìn sang khối Sơ Nguyên Hy Lạp.
Một cái gì bỗng dưng về giữa hai câu thơ, một cái gì đồ sộ, bất tuyệt, vô thủy vô chung về trong một lúc? Phải là Thời Gian của Vĩnh Viễn về trì ngự trong Phusis Mở Phơi? Về trong một lúc? Là về trong một Sát Na của Viên Mãn Viên Dung cho âm dương tịch hạp? Cuộc Nảy Nở của Càn Khôn đang phơi mở thịnh triều trì ngự trong tiếng “trăng lên, triều lên”. Tươi thắm của Sơ Khai hiển hiện trong những tiếng “gió về trong lúc, trăng lên, đang chiều…”
Hai câu thơ đong đưa kỳ ảo dìu Thiên Nhiên về giữa lòng vạn vật để thành tựu cái mà người xưa đã thể nghiệm thiên hình vạn trạng qua những tiếng Vĩnh Thể và Tồn Lưu, Thời Gian và Thời Thể. Một cái gì nhiệm màu cũng song trùng về trong những tiếng “là là” nhịp điệu của Nguyễn Du.
Trong bài thơ Huy Cận, cuộc Lễ Hội ấy đang hiễn hiện trong cảnh trời là nơi chốn của Phùng Ngộ trong chia ly. Một cuộc hôn phối dị thường mà Khổng Tử xưa kia cũng đã từng thể nghiệm qua cuộc Lữ.
Thiên Nhiên rộng rãi đang lên lời giục giã người lên đường lữ thứ để thành tựu cuộc Trùng Phục Quy Hồi trong mỗi bước chân đi.
Ra đi như thế là kết hợp vũ trụ vào trong nhịp lưu ly của tại thể mình. Dìu tồn lưu về để mở phơi ra và đón nhận lấy. Cái ân huệ vô ngần kia đòi hỏi những cuộc ra đi, từ giã cõi miền đóng kín quanh quẩn trong nếp quen thuộc nhân tuần. – “Lữ chi thời nghĩa đại hỹ tai !”.
Cái nghĩa thời của cuộc Lữ to lắm lắm thay!
Nỗi ưu phiền của sông nước kia là một niềm kỳ vọng, một niềm chúc phúc lên đường.
Thế thì các cuộc đi kia đã khiến cho sự hiện diện của kẻ đi càng bát ngát thêm trong cơn khiếm diện.
Kẻ đi và toàn thể cái khối gì đang đi?
Và do đó một cõi mênh mông nào đang phát hiện tinh thể? Cõi thái hư tịch mịch? Cõi sầu bi siêu thoát?
Có cuộc đi trong một tuần trăng thời thể, mới có theo về trong một xứ sở của bỉ ngạn chon von. Thời gian được thời thể hóa. Thời thể được thể nghiệm trong Mnemosyne Ký Ức lưu tồn. Nó giữ lại một cái gì trường lưu hằng cửu mà con người vong thể ngày nay chẳng thể nào thể hội được nữa. Chạy theo đuôi danh từ lí nhí, đem phân chia cắt xén thời gian ra làm khoảnh khắc tủn mủn, rồi chối bỏ lung tung chẳng còn rõ mình đang tham dự vào cái cuộc nhảy múa ma trơi nào thiểu não.
Cuộc ra đi như thế trở thành cuộc lên đường lữ thứ tìm lại tinh thể mình. - Hãy trở thành… Nhà ngươi là gì, hãy trở thành cái ấy. “Deviens ce que tu es” – Té ra con người phải đi một cuộc mười lăm năm, rồi ra mới nhận chân được tinh thể mình nằm tiềm ẩn trong cung đàn ban sơ bạc mệnh: và từ đó? – phát nguyện đại từ bi?
Đức Khổng còn khổng lồ nói lên sự đó một cách đơn sơ ẩn mật vô ngần:
“Hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên, doanh thiên địa chi nhàn giả, vạn vật, duy cố thụ chi dĩ Truân… Truân giả doanh dã. Truân giả vạn vật chi thủy sinh dã. Vật sinh tất Mông, cố thụ chi dĩ Mông…”
Bấy lâu chúng ta quen nghĩ rằng Huy Cận chỉ là nhà thơ có cảm giác bén nhạy và tài hoa riêng biệt trong phép tả cảnh tả tình sầu. Nhưng thật ra Huy Cận là khối óc vĩ đại đạt tới một cõi tư tưởng bát ngát nên tự nhiên như nhiên, lời thơ ông đi vào trong phong cảnh bao la, dội vào đáy thẳm thiên nhiên, và gửi lại cho ta những dư vang bất tận. Khối óc kia cũng là thông tuệ của tâm thể thiên tài.
Huy Cận tặng Thần Chết một bài thơ cảm động. Nói là tặng Thần Chết nhưng cũng là dâng cho Cuộc Sống. Cuộc Sống ôi! Hình dạng của Thần Chết đã ra như thế thì Thánh Sống nghĩ sao?
Ắt nghĩ rằng: nên kiệt tận miên bạc bình sinh để sống cho đậm đà thơ mộng. Vì không làm thế, thì cái sống sẽ giống tợ tợ như cái chết.
Cái chết trông dị dạng quá. Mà hằng ngày vô tình ta sống theo lối chết đó. Tuy không đến nỗi căm căm gớm guốc như thế, nhưng cũng tai hại điêu linh gần bằng. Chúng ta dường như quên mất rằng mỗi người chỉ có một cuộc sống thật xinh, và cuộc sống đó rất có thể bị những thứ tai hại trong hồn ta làm cho méo mó đi. Và meo mốc tử khí bám đầy rẫy cái hình hài cuộc sống.
Tiếc sao! Tiếc sao! Một sự sống quá đơn sơ, chúng ta cứ đời đời quên bẵng.
Xin một lần thử thong dong nhìn lại rõ bộ mặt cái chết, để hỏi lại linh hồn mình nên nhớ lại chuyện chi.
Thì từ đó rất có thể rằng cái chết hãi hùng sẽ là một cơ hội huy hoàng cho cái sống thành tựu được tinh hoa. Ta sẽ nhìn các em, các em sẽ nhìn con chim, con cá. Con cá sẽ nhìn con giế con giun… Mọi mọi sinh vật sẽ mọi mọi nhìn nhau bằng một nhãn quan khác hẳn. Và cõi đời từ đó sẽ đúng là đời cõi của yêu thương.
Đức Phật ôi! Chính Ngài đã có cái dụng tâm giống như chàng Huy Cận. Ngài đã đem những não nùng sinh lão bệnh tử ra nói lên cho kiếp phù du thể hội cái nghĩa não nùng, là phát nguyện bi tâm để dìu tồn sinh về bỉ ngạn…
Cái chết được thể nghiệm sâu xa sẽ trở thành cái khả năng vô thượng của con người mang một cái sống phù du. Đó là lý do (do lý) đã khiến ông Heidegger đem cái chết mà thiết lập căn cơ cho cái sống của Dasein. Và gọi rằng: con người ta là một sinh - thể - cho - tử - diệt.
Tinh thể của con người là: sinh - thể - cho - tử - vong?
Thì tử diệt tử vong chính là Tặng Vật vô ngần cho Sinh Thể. Sinh Thể sẽ ôm cái Tặng Vật vô ngần đó mà đi khắp mặt biển dâu lảo đảo.
Em quốc sắc, em thiên hương, em hoàng hậu, em nữ chúa, em giai nhân da vàng, em mọi nào da trắng, em mọi nào da đen…
Thảy thảy mọi mọi em em cùng chia nhau cái món quà kỳ ảo. Thì can chi các em lại bảo rằng cái da vàng thơ mộng hơn cái da đen? Cái da trắng văn minh hơn cái da đỏ?
Buổi hội trần gian sẽ từ đó mà mất vui. Thế giới mất ân tình. Cõi đời mất đời cõi. Thì lễ hội mất đi cái gọi là. Là gì? Ban sơ xuân xanh ngày đó, ông Nguyễn Du đã bảo rằng:
Hội đạp thanh mất đi cái ý nghĩa vô ngần của thanh đạp, một phen thanh đạp trở thành đạp thành, phá lũy, theo thể điệu Caligula. Ấy cũng chỉ vì đăm đăm riêng nghĩ tới hội là đạp thanh, mà bỏ quên cái tình riêng của lễ là tảo mộ…
Tiếng đau thương đó của cuộc đời dội vào cuộc sống, thì cuộc sống đổi hình thay dạng…
Cuộc sống thay đổi hình dạng theo thể thái sầu bi ngậm ngùi đó trong tâm hồn người ta. Cũng có thể nó đổi dạng theo lối tuyệt vô hy vọng, hoặc điên cuồng, hoặc rồ dại. Nhưng cuối cùng, phải nên dìu nó về thể thái thanh thản khiêm tòng… Cạo đầu sạch sẽ đi tu? Đi làm đạo sỹ? Hay tiếp tục làm thy sỹ phiêu bồng? Làm nhà thương mãi đi buôn? Kỹ nghệ gia? Làm gì thì làm, cũng hơn là làm Caligula vậy.
Ngày còn đi học, hai bài thơ “Chết”, “Nhạc sầu” của Huy Cận đã gây chấn động dị thường cho tôi. Tôi bỏ học, chẳng thiết chi sách vở. Chạy về quê làm thằng chăn bò. Bao nhiêu thơ làm ra, tôi âm thầm tặng hết cho chuồn chuồn châu chấu!
Thế cũng là một cách chịu chơi với Thần Chết vậy. Nghe tin Marilyn Monroe lìa đời, tôi buồn bã suốt mấy tháng. Phải chi bình sinh nàng có đọc thơ Huy Cận, ắt nàng chẳng nên giận phận gì mà vội ngang tàn tính mệnh như thế.
Bây giờ tôi xin chậm rãi chép bài “Nhạc Sầu” ra tặng nàng. Mong rằng ở dưới suối vàng nàng hãy bỏ chút thì giờ đọc giải trí cho vui.
Nhưng cố nhiên, chép xong rồi thì nên xếp giấy lại, ra đường phố dạo một phen rong chơi. Để nhìn lại đậm đà những tà áo phấp phới. Chẳng nên đăm chiêu dằng dặc. Chẳng nên o bế cái chết. Kéo dây dưa cuộc tình duyên với Tử Thần, là điều tối kị. Nó có tính ăn hiếp. Ta lân la chơi đùa với nó, thì nó rút mòn xương tủy ta.
Bây giờ nên ngâm chơi vài vần “Tặng Em Mười Sáu” của Huy Cận:
Nguồn thơ vui nhất của Việt Nam nằm trong Huy Cận. Mà nguồn thơ buồn nhất Việt Nam cũng là nơi Huy Cận. Sự đó không còn chi đáng nên ngạc nhiên.
Huy Cận đã sống trọn vẹn với linh hồn mình, vì thế ông sống trọn linh hồn nhân gian. Nguồn thơ ông chảy khắp mặt buồn vui của nhân thế.
Từ Nguyễn Du đến chúng ta bây giờ, chỉ có một Huy Cận mà thôi. Một Quang Dũng mà thôi. Một J. Leiba, Kiên Giang, Hồ Dzếnh mà thôi.
Và mọi mọi chúng ta cũng từ đó mà mọi mọi được có một nguồn thơ duy nhất của ta ta mọi mọi mà thôi.
Ta còn bận tâm chi nữa về câu chuyện xếp loại, định nguồn, nhận riêng khuynh hướng?
Huy Cận có làm văn nghệ văn ngừng gì đâu. Thi sĩ chân chính cổ kim có một ai chịu thiết lập trường trại gì đâu. Họ vào cuộc Lễ Hội Trần Gian cũng đơn sơ như con chim về Mùa Xuân ca hót. Đến từ xứ lạ? Xứ quen? Xứ xa xuôi vô ngần thân thuộc? Ngứa cổ hát chơi? Khi gió nắng vào reo um khóm lá? Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời? Chim ngậm suối đậu trên cành bịn rịn? Kêu tự nhiên nào biết bởi sao ca? Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín? Khúc huy hoàng không giúp nở bông hoa?
Họ đơn sơ hồn nhiên như thế. Sao ta lại cầu kỳ buộc họ phải cầu kỳ gay cấn như ta? Họ có đòi hỏi chi đâu? Họ chẳng bao giờ tranh giành địa vị? Chẳng bao giờ chịu làm thần tượng. Chỉ xin vào cuộc Hội Hoa Đăng, ca một lời cho Hoa Đăng xán lạn. Cho mọi người cùng yến tiệc giữa Hoa Đăng…
Thơ Huy Cận dịu dàng như thế đốt cháy bỏng máu me ta bởi ông đơn giản ca ngâm. Ông chân thành khiêu vũ. Đừng ai nỡ đem gán bừa cho họ những gì họ chẳng hề có bận tâm. Bao phen chúng ta từng tàn nhẫn một cách quá vô tình. Và vì thế, họ đành quay lưng trốn chạy. Kêu gọi buổi chiều về bên mình để tâm sự cô đơn:
Thiên hạ lìa xa? Thiên hạ vẫn ngồi đó. Vẫn làm thơ tặng nhau. Nhưng cũng bằng gấp mấy quan san trong gang tấc. Vì đã tuyệt dòng chân thành tương ứng. Mỗi người mỗi đánh lạc mất linh hồn tinh thể mình, và mỗi mỗi đầy đọa nhau dằng dặc…
Buổi hoàng hôn dị thường nào xưa kia Nguyễn Du đã nhìn và tâm sự? Buổi hoàng hôn nhân loại. Ngày tận thế đó chăng? Không có lẽ như thế. Vì lời thơ thân thiết vẫn như âm thầm báo hiệu một bình minh sắp mọc trong hoang liêu:
Đi vào cõi thơ theo lối ngẫu nhiên tao ngộ. Cơ duyên sẽ dun dủi… Chẳng nên gò ép cưỡng cầu.
Người viết sách này có dụng tâm không sắp đặt theo thứ tự thứ loại thường thấy. Những bài thơ đến rồi đi. Lời “nhận định” cũng đi rồi đến…
Bùi Giáng
Tuệ Sỹ
Tuệ Sỹ là một vị sư. Ông viết văn nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u …
Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt.
Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghiệu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty
Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
Nhưng có ai ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ “Không đề” của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:
Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ.
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn…
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn…
Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.
Tôi hoảng vía đề nghị: Đại sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho. Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.
Ông đáp: - Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.
Đôi mắt ướt tuổi vàng
Cung trời
Hội cũ
Cung trời
Hội cũ
Xin viết xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? – Cung trời hội cũ. Một hội đạp thanh? Một hội nao nức? – “Giờ nao nức của một thời trẻ dại?”.
Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ…
Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát: một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh… Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.
Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi điều “phải nói” với mọi người “muốn nghe”, với riêng mình “không thiết chi chuyện nói”.
Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói rất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay là chẳng nghe.
Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng có chi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả - par manque de justice interne.
Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa một đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.
Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du: - “Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam, kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (……..) Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế?”.
Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch!
Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, ơn Thánh Đế đã dồi dào với Liệp Hộ như thế, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn cứ như thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.
Đáp: Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.
Đôi mắt ướt tuổi vàng
Cung trời hội cũ.
Cung trời hội cũ.
Đôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay vì quá long lanh?
Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng niệm cho thơ.
Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ.
Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng?
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang…
Áo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?
Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng có về Sài Gòn tới chùa viếng ông, đem quà cho ông một đôi giép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.
Đôi mắt ướt tuổi vàng
Cung trời hội cũ
Áo màu xanh
Không xanh mãi
Trên đồi hoang
Cung trời hội cũ
Áo màu xanh
Không xanh mãi
Trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ. Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn.
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ?
Mình là thân bồ tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn?
Phải có nhìn thấy gương mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẳm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng.
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng.
Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Ta tưởng như nghe ra “cao cách điệu” bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzsche.
Thi nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn? Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải?
Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuế nguyệt phiêu du:
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Một tiếng “buồn chăng” lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tân thanh đoạn trường:
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi:
Đếm tóc bạc
Tuổi đời
Chưa
Đủ
Bụi đường dài
Gót
Mỏi
Đi
Quanh
Tuổi đời
Chưa
Đủ
Bụi đường dài
Gót
Mỏi
Đi
Quanh
Tiết điệu cũng rời rạc như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ? Một tuổi Xuân chưa vừa? Một tuổi vàng sớm chấm dứt? Một tuổi “đá” sớm giã từ mọi yêu thương?
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa
Ngược nước
Xuôi ngàn…
Suối nguồn xa
Ngược nước
Xuôi ngàn…
Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đêm lữ thứ khép mình trong bốn bức tường vôi nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.
Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ từ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương.
Trương Cam Vũ
Trương Cam Vũ là người thy sỹ đã dịch Truyện Kiều ra Hán Thi.
Bản dịch đạt tới mức tối đa của tinh thể Hoa Thi. Chúng tôi đã bàn nhiều trong tập Mùa Xuân Trong Thi Ca. Ở đây không tiện nói nhiều.
René Crayssac
René Crayssac là thy sỹ Pháp đã đem Truyện Kiều dịch ra thơ Pháp.
Bản dịch huyền diệu ở chỗ: Ông đã đòi hỏi ở Pháp Ngữ một thể điệu nào Pháp Ngữ vốn không có, và đùng một cái, Nguyễn Du trong bản Pháp mang đầy rẫy tinh thể Cựu Hy Lạp Homère.
Sự tình này được đề cập tới trong tập Mùa Xuân Trong Thi Ca. Ở đây không tiện nói nhiều.
Huy Cận
Hồn lưu lạc chưa hề thờ một chúa
Yêu một người ta dâng cả tình thương
Yêu một người ta dâng cả tình thương
Câu thơ đó dường như là cái chìa khóa mở đường vào cung thành Lửa Thiêng.
Huy Cận chẳng khi nào trực tiếp nói tới tình yêu một cách quay quắt sôi cuồng như Xuân Diệu, hoặc tràn lan ra như Nguyễn Bính.
Huy Cận kín đáo ngậm ngùi. Và thỉnh thoảng vài lời chân thành thăm thẳm của ông bỗng xô nguồn thơ tình yêu kia vào một cõi thống thiết cổ kim chưa từng có.
Bóng đêm tỏa không lấp niềm thương nhớ
Tình đi mau sầu ở lại lâu dài
Ta đã để hồn tan trong tiếng thở
Kêu gọi người đưa tiễn nỗi tàn phai
Tình đi mau sầu ở lại lâu dài
Ta đã để hồn tan trong tiếng thở
Kêu gọi người đưa tiễn nỗi tàn phai
Bốn câu đơn giản thiết tha đôn hậu thượng thừa như thế, chính là vùng khí hậu riêng biệt để toàn thể cuốn Đoạn Trường Tân Thanh Nguyễn Du đi về ngưng tụ hết mọi màu hương vang bóng.
Huy Cận là người đồng quận Nguyễn Du – Hà Tĩnh. Sông núi non nước kia đẹp dị thường. Và con người đất nước kia sống lận đận làm ăn cày cấy cũng cực nhọc dị thường. Giữa phong cảnh và con người từ đó liên miên có một cuộc đối thoại thiết tha không lời, về một nỗi bất khả tư nghì. Tình yêu sẽ đưa con người ta tới một cõi xót xa, là căn bản cho một cuộc phát nguyện từ bi, gây dựng nên những thiên tài vô song của Hồng Lĩnh.
Chỉ những thiên tài Hồng Lĩnh mới thành tựu một cuộc Trùng Phục dị thường giữa vũ trụ trời mây phong cảnh.
Phong cảnh trong thơ Huy Cận là một loại phong cảnh đã khiến con người mở những cuộc “Lữ” huyền hoặc của Dịch Kinh. Khổng Tử đã chu du theo một cuộc Lữ dị thường Homère Hy Lạp, mà con người ngày nay không thể nào quan niệm được ra.
Xa nhau mười mấy tỉnh dài
Mơ màng suốt xứ đêm ngày nhớ nhung
Tâm tình một nẻo quê chung
Người về cố quận muôn trùng ta đi.
Mơ màng suốt xứ đêm ngày nhớ nhung
Tâm tình một nẻo quê chung
Người về cố quận muôn trùng ta đi.
Nguyễn Du đã làm Liệp Hộ. Huy Cận đã đi muôn trùng. Mặc dù các ông có thể ngồi im lìm giữa một triều đình, các ông vẫn cứ thành tựu cuộc “Lữ” như thường, nơi một triều đình khác, riêng ở một góc trời miêu cương mạc ngoại.
Trông vời trời biển mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đàng ruổi rong.
Dừng cương nghỉ ngựa non cao
Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon
Đi rồi khuất ngựa sau non
Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu.
Thanh gươm yên ngựa lên đàng ruổi rong.
Dừng cương nghỉ ngựa non cao
Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon
Đi rồi khuất ngựa sau non
Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu.
Tiếng nhỏ thưa tràng đạc đó bàng bạc tịch liêu trong Lửa Thiêng cũng như suốt Đoạn Trường Tân Thanh, là khởi từ một duyên do uyên nguyên thăm thẳm, mà bấy lâu ta không ngờ tới, nên thường ngạc nhiên tự hỏi vì lẽ gì thơ Huy Cận lại đạt tới hai chóp đỉnh huyền diệu nhất ở hai cõi chênh vênh: thơ phong cảnh của ông không ai đi kịp; thơ tình yêu của ông khiến mọi thiên hạ đầu hàng.
Tình yêu và lữ thứ, lữ thứ và không gian, đó là những gì quyết định hết nguồn thơ Lửa Thiêng. Bao nhiêu màu quan san ly biệt bàng bạc trong Truyện Kiều, bỗng nhiên về quy tụ tinh hoa trong một bài “Thuyền Đi” của Huy Cận.
Trăng lên trong lúc đang chiều
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên
Thuyền đi sông nước ưu phiền
Buồm treo ráng đỏ giong miền viễn khơi
Sang đêm thuyền đã xa vời
Người ra cửa biển nghe hơi lạnh lùng
Canh khuya tạnh vắng bên cồn
Trăng phơi đầu bãi nước dồn mênh mang
Thuyền người đi một tuần trăng
Sầu ta theo nước trường giang lững lờ
Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ
Trông nhau bữa ấy bây giờ nhớ nhau.
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên
Thuyền đi sông nước ưu phiền
Buồm treo ráng đỏ giong miền viễn khơi
Sang đêm thuyền đã xa vời
Người ra cửa biển nghe hơi lạnh lùng
Canh khuya tạnh vắng bên cồn
Trăng phơi đầu bãi nước dồn mênh mang
Thuyền người đi một tuần trăng
Sầu ta theo nước trường giang lững lờ
Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ
Trông nhau bữa ấy bây giờ nhớ nhau.
Lời thơ đi phiêu phiêu, tuyệt nhiên không thấy dấu vết một chút kỹ thuật nào còn vướng sót. Tưởng như không còn một chút cố gắng tìm lời lựa ý gì hết cả. Nguồn thơ ngập tràn dâng lên nhẹ nhẹ, len lõi thấm nhuần mọi ngôn ngữ ly biệt Nguyễn Du và toàn thể Đông Phương Lữ Thứ, Tây Phương Lang Thang.
Các bạn thử thong dong hình dung lại cái khối Đường Thi Vương Duy, Lý Bạch, Thôi Hiệu, Thôi Hộ, Cao Thích, Sầm Tham, Apollinaire, xem thử có một cái gì lọt ngoài vòng lục bát Huy Cận kia chăng.
Chúng ta quen thói ngóng chạy theo đuôi mọi thứ trào lưu chủ nghĩa, chúng ta tuyệt nhiên không còn giữ một chút tinh thể cỏn con nào cả để thể hội rằng lục bát Việt Nam là cõi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển ba bảy sông hồ.
Cái thói học đòi vá víu thông thái đã âm thầm giết chết mất máu me thân thể chúng ta. Hết chạy theo đuôi ông Camus, tới chạy theo đít bà Simone Weil, rồi xô ùa chạy theo giò cẳng ông Krishnamurti. Nghĩ rằng cũng đáng tủi cho cái kiếp con người. Nhục cho cái phận con ngợm.
Đó chính là cái lõi của lai rai thượng thừa, của bê bối tối hậu. Tới bao giờ mới chịu đi về giũ áo đười ươi? Hỡi những thằng trung niên thy sỹ, và hỡi những đứa chẳng thi sỹ trung niên. Cái trò ma quái lóc lăn nọ, kể cũng đáng tởm hơn cuộc dập dìu mà Tú Bà đã bố trí cho Nuồng Thúy xưa kia.
Cái tinh thần nô lệ không tự biết mình nô lệ, cái tinh thần ấy nó thấm nhập tủy xương chúng ta đến độ nào, mà mỗi phen chúng ta kêu gào tự do, đòi hỏi tự tại, gào thét tự tôn – càng mỗi phen cho thấy hiện thị lù lù cái linh hồn đĩ điếm.
Chúng ta thà chui vào một cái hang dế đen ngòm, một cái hang chim đen ngộm, một cái hang chuột đen thui, cam lòng thờ phượng Brigitte, sùng phụng Bardot, chui đầu vào tà xiêm Monroe để nằm ngủ, hơn là phải đi thức tỉnh tự do trong cái bầu khí hậu gớm guốc kia.
Nghĩ cũng kỳ dị thật. Người Việt Nam vốn là người thơ mộng thy sỹ nhất thế giới (Chỉ riêng cái màu da vàng Việt Nam thôi cũng đã thơ mộng hơn mọi màu da đen trắng) thì người Việt Nam lại chẳng bao giờ đọc thơ Việt Nam, lại luôn luôn đem trút hết cõi lòng thơ mồng của mình cho những thứ sách vở thổ lốn tạp pí lù ở đâu đâu. Lại chạy đi si mê những da trắng Marilyn những da đen phi châu chiêm bao bờ cỏ. Làm bao nhiêu thơ mộng lại đem gán hết cho châu chấu chuồn chuồn. Ẩn ngữ gì mà đoạn trường ra như thế. Lâu lâu lại còn ca ngợi tài hoa ông Kút Xếp, tài liệu ông Vương Dương Minh.
Thôi thì thôi cũng chìu lòng
Cũng cho nghỉ nghị trong vòng lai rai.
Cũng cho nghỉ nghị trong vòng lai rai.
Huy Cận cũng đã có phen gián tiếp giải oan cho mọi người lưu lạc:
Hỡi Thượng Đế! Tôi cúi đầu trả lại
Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang
Sầu đã chín xin người thôi hãy hái
Nhận tôi đi dù địa ngục thiên đường…
Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang
Sầu đã chín xin người thôi hãy hái
Nhận tôi đi dù địa ngục thiên đường…
Huy Cận nói cái lời gì bao la như thế? - Nhận tôi đi dù địa ngục thiên đường?
Đáp: Huy Cận đã khai tỏ cái chỗ u ẩn nhất trong ngôn ngữ Jesus Christ.
Và đọc Huy Cận, chư vị Bồ Tát ắt phải gật đầu với Long Thọ Bồ Tát mà rằng:
“Chư Phật vô lượng phương tiện lực, chư pháp vô quyết định hướng; vị độ chúng sinh, hoặc thuyết nhứt thiết thực, hoặc thuyết nhứt thiết bất thực, hoặc thuyết nhứt thiết thực bất thực, hoặc thuyết phi thực phi bất thực…” (Xem Sương Bình Nguyên, trang 490).
Cũng vì lẽ đó, nên lần giở Dịch Kinh, chúng ta đọc lại ngôn ngữ thi ca của Khổng Tử:
“Hữu thiên địa, nhiên hậu vận vật sinh yên, doanh thiên địa chi nhàn giả. Duy vạn vật, cố thụ chi dĩ Truân. Truân giả doanh dã. Truân giả vật chi thủy sinh dã. Vật sinh tất Mông, cố thụ chỉ dĩ Mông. Mông giả Mông dã. Vật chi trĩ dã, vật trĩ bất khả bất dưỡng dã. Cố thụ chi dĩ Nhu. Nhu giả ẩm thực chi đạo dã… Ẩm thực tất hữu Tụng. Cố thụ chi dĩ Tụng. Tụng tất hữu chúng khởi. Cố thụ chi dĩ Sư… vân vân vân vân vân vân…”
Từ cõi Vô Ngôn của Bồ Tát tới cõi Vô Ngôn của Khổng Tử chúng ta trở lại với Kiều, Lửa Thiêng, sẽ nhận ra một chân lý mà không có sách vở học giả ru rú nào có thể chỉ vẽ ra. Phusis sơ nguyên Hy Lạp cũng lại lập lòe hiện thị một cách phong nhiêu dị thường trong hai câu mở đầu bài “Thuyền Đi”:
Trăng lên trong lúc đang chiều
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên.
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên.
Thuyền Đi
Thuyền đi là nước đi, thời gian đi, hay đời người đi? biệt ly, nói tóm lại?
Nhưng tại sao bài thơ “Thuyền Đi” của Huy Cận lại xa vắng mênh mông hơn bất cứ một bài thơ ly biệt nào xưa nay? Nó tiềm ẩn những tố chất gì như thế?
Trăng lên trong lúc đang chiều
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên
Thuyền đi sông nước ưu phiền
Buồm treo ráng đỏ dong miền viễn khơi
Sang đêm thuyền đã xa vời
Người ra cửa biển nghe hơi lạnh buồn
Canh khuya tạnh vắng bên cồn
Trăng phơi đầu bãi nước dồn mênh mang
Thuyền người đi một tuần trăng
Sầu ta theo nước tràng giang lững lờ
Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ
Trông nhau bữa ấy bây giờ nhớ nhau
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên
Thuyền đi sông nước ưu phiền
Buồm treo ráng đỏ dong miền viễn khơi
Sang đêm thuyền đã xa vời
Người ra cửa biển nghe hơi lạnh buồn
Canh khuya tạnh vắng bên cồn
Trăng phơi đầu bãi nước dồn mênh mang
Thuyền người đi một tuần trăng
Sầu ta theo nước tràng giang lững lờ
Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ
Trông nhau bữa ấy bây giờ nhớ nhau
Bài thơ mười hai câu cả thảy. Mười hai câu lục bát Huy Cận trông giống như một cung thành Đông Á, một chùa chiền Á Đông, một tượng vân thạch, hoặc đồng đen Đông Phương đang nhô lên nhìn sang khối Sơ Nguyên Hy Lạp.
Trăng lên trong lúc đang chiều
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên
Một cái gì bỗng dưng về giữa hai câu thơ, một cái gì đồ sộ, bất tuyệt, vô thủy vô chung về trong một lúc? Phải là Thời Gian của Vĩnh Viễn về trì ngự trong Phusis Mở Phơi? Về trong một lúc? Là về trong một Sát Na của Viên Mãn Viên Dung cho âm dương tịch hạp? Cuộc Nảy Nở của Càn Khôn đang phơi mở thịnh triều trì ngự trong tiếng “trăng lên, triều lên”. Tươi thắm của Sơ Khai hiển hiện trong những tiếng “gió về trong lúc, trăng lên, đang chiều…”
Hai câu thơ đong đưa kỳ ảo dìu Thiên Nhiên về giữa lòng vạn vật để thành tựu cái mà người xưa đã thể nghiệm thiên hình vạn trạng qua những tiếng Vĩnh Thể và Tồn Lưu, Thời Gian và Thời Thể. Một cái gì nhiệm màu cũng song trùng về trong những tiếng “là là” nhịp điệu của Nguyễn Du.
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Trong bài thơ Huy Cận, cuộc Lễ Hội ấy đang hiễn hiện trong cảnh trời là nơi chốn của Phùng Ngộ trong chia ly. Một cuộc hôn phối dị thường mà Khổng Tử xưa kia cũng đã từng thể nghiệm qua cuộc Lữ.
Thiên Nhiên rộng rãi đang lên lời giục giã người lên đường lữ thứ để thành tựu cuộc Trùng Phục Quy Hồi trong mỗi bước chân đi.
Trăng lên trong lúc đang chiều
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên
Thuyền đi sông nước ưu phiền
Buồm treo ráng đỏ giong miền viễn khơi
Gió về trong lúc ngọn triều mới lên
Thuyền đi sông nước ưu phiền
Buồm treo ráng đỏ giong miền viễn khơi
Ra đi như thế là kết hợp vũ trụ vào trong nhịp lưu ly của tại thể mình. Dìu tồn lưu về để mở phơi ra và đón nhận lấy. Cái ân huệ vô ngần kia đòi hỏi những cuộc ra đi, từ giã cõi miền đóng kín quanh quẩn trong nếp quen thuộc nhân tuần. – “Lữ chi thời nghĩa đại hỹ tai !”.
Cái nghĩa thời của cuộc Lữ to lắm lắm thay!
Nỗi ưu phiền của sông nước kia là một niềm kỳ vọng, một niềm chúc phúc lên đường.
Sang đêm thuyền đã xa rồi
Người ra cửa biển nghe hơi lạnh lùng
Người ra cửa biển nghe hơi lạnh lùng
Thế thì các cuộc đi kia đã khiến cho sự hiện diện của kẻ đi càng bát ngát thêm trong cơn khiếm diện.
Kẻ đi và toàn thể cái khối gì đang đi?
Và do đó một cõi mênh mông nào đang phát hiện tinh thể? Cõi thái hư tịch mịch? Cõi sầu bi siêu thoát?
Canh khuya tạnh vắng bên cồn
Trăng phơi đầu bãi nước dồn mênh mang
Thuyền người đi một tuần trăng
Sầu ta theo nước tràng giang lững lờ
Trăng phơi đầu bãi nước dồn mênh mang
Thuyền người đi một tuần trăng
Sầu ta theo nước tràng giang lững lờ
Có cuộc đi trong một tuần trăng thời thể, mới có theo về trong một xứ sở của bỉ ngạn chon von. Thời gian được thời thể hóa. Thời thể được thể nghiệm trong Mnemosyne Ký Ức lưu tồn. Nó giữ lại một cái gì trường lưu hằng cửu mà con người vong thể ngày nay chẳng thể nào thể hội được nữa. Chạy theo đuôi danh từ lí nhí, đem phân chia cắt xén thời gian ra làm khoảnh khắc tủn mủn, rồi chối bỏ lung tung chẳng còn rõ mình đang tham dự vào cái cuộc nhảy múa ma trơi nào thiểu não.
Thuyền người đi một tuần trăng
Sầu ta theo nước tràng giang lững lờ
Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ
Trông nhau bữa ấy bây giờ nhớ nhau
Sầu ta theo nước tràng giang lững lờ
Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ
Trông nhau bữa ấy bây giờ nhớ nhau
Cuộc ra đi như thế trở thành cuộc lên đường lữ thứ tìm lại tinh thể mình. - Hãy trở thành… Nhà ngươi là gì, hãy trở thành cái ấy. “Deviens ce que tu es” – Té ra con người phải đi một cuộc mười lăm năm, rồi ra mới nhận chân được tinh thể mình nằm tiềm ẩn trong cung đàn ban sơ bạc mệnh: và từ đó? – phát nguyện đại từ bi?
Đức Khổng còn khổng lồ nói lên sự đó một cách đơn sơ ẩn mật vô ngần:
“Hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên, doanh thiên địa chi nhàn giả, vạn vật, duy cố thụ chi dĩ Truân… Truân giả doanh dã. Truân giả vạn vật chi thủy sinh dã. Vật sinh tất Mông, cố thụ chi dĩ Mông…”
Bấy lâu chúng ta quen nghĩ rằng Huy Cận chỉ là nhà thơ có cảm giác bén nhạy và tài hoa riêng biệt trong phép tả cảnh tả tình sầu. Nhưng thật ra Huy Cận là khối óc vĩ đại đạt tới một cõi tư tưởng bát ngát nên tự nhiên như nhiên, lời thơ ông đi vào trong phong cảnh bao la, dội vào đáy thẳm thiên nhiên, và gửi lại cho ta những dư vang bất tận. Khối óc kia cũng là thông tuệ của tâm thể thiên tài.
Chết
Chân quấn quít rồi đến ngày nghỉ bước
Miệng trao lời rồi đến buổi làm thinh
Thân có đôi chờ lúc ngủ một mình
Không bạn lứa cũng không mền ấm nóng
Tai dưới đất để nghe chừng tiếng sống
Ở trên đời - đầu ấy ngửng lên cao
Sẽ nằm im! Ôi đau đớn chừng nào
Thân bay nhảy giam trong mồ nhỏ tí
Một dáng điệu suốt trăm nghìn thế kỷ
Ngày sẽ về gió sẽ mát hoa tươi
Muôn trai tơ đi hái vạn môi cười
Làn nắng ấm vào khua trong lá sắc
Nhưng mắt đóng trong đêm câm dằng dặc
Còn biết gì đất ở trên kia
Bướm bay chi! Tay nhậy đã chia lìa
Tình gọi đó nhưng lòng thôi bắt mộng
Bỏ chung chạ để nằm khô một bóng
Chẳng ai vào an ủi nắm bàn tay
Khổ bao nhiêu cho một kẻ hằng ngày
Tìm thế giới để làm khuây lẻ chiếc.
Chân quấn quít rồi đến ngày nghỉ bước
Miệng trao lời rồi đến buổi làm thinh
Thân có đôi chờ lúc ngủ một mình
Không bạn lứa cũng không mền ấm nóng
Tai dưới đất để nghe chừng tiếng sống
Ở trên đời - đầu ấy ngửng lên cao
Sẽ nằm im! Ôi đau đớn chừng nào
Thân bay nhảy giam trong mồ nhỏ tí
Một dáng điệu suốt trăm nghìn thế kỷ
Ngày sẽ về gió sẽ mát hoa tươi
Muôn trai tơ đi hái vạn môi cười
Làn nắng ấm vào khua trong lá sắc
Nhưng mắt đóng trong đêm câm dằng dặc
Còn biết gì đất ở trên kia
Bướm bay chi! Tay nhậy đã chia lìa
Tình gọi đó nhưng lòng thôi bắt mộng
Bỏ chung chạ để nằm khô một bóng
Chẳng ai vào an ủi nắm bàn tay
Khổ bao nhiêu cho một kẻ hằng ngày
Tìm thế giới để làm khuây lẻ chiếc.
Huy Cận tặng Thần Chết một bài thơ cảm động. Nói là tặng Thần Chết nhưng cũng là dâng cho Cuộc Sống. Cuộc Sống ôi! Hình dạng của Thần Chết đã ra như thế thì Thánh Sống nghĩ sao?
Ắt nghĩ rằng: nên kiệt tận miên bạc bình sinh để sống cho đậm đà thơ mộng. Vì không làm thế, thì cái sống sẽ giống tợ tợ như cái chết.
Cái chết trông dị dạng quá. Mà hằng ngày vô tình ta sống theo lối chết đó. Tuy không đến nỗi căm căm gớm guốc như thế, nhưng cũng tai hại điêu linh gần bằng. Chúng ta dường như quên mất rằng mỗi người chỉ có một cuộc sống thật xinh, và cuộc sống đó rất có thể bị những thứ tai hại trong hồn ta làm cho méo mó đi. Và meo mốc tử khí bám đầy rẫy cái hình hài cuộc sống.
Tiếc sao! Tiếc sao! Một sự sống quá đơn sơ, chúng ta cứ đời đời quên bẵng.
Xin một lần thử thong dong nhìn lại rõ bộ mặt cái chết, để hỏi lại linh hồn mình nên nhớ lại chuyện chi.
Thì từ đó rất có thể rằng cái chết hãi hùng sẽ là một cơ hội huy hoàng cho cái sống thành tựu được tinh hoa. Ta sẽ nhìn các em, các em sẽ nhìn con chim, con cá. Con cá sẽ nhìn con giế con giun… Mọi mọi sinh vật sẽ mọi mọi nhìn nhau bằng một nhãn quan khác hẳn. Và cõi đời từ đó sẽ đúng là đời cõi của yêu thương.
Đức Phật ôi! Chính Ngài đã có cái dụng tâm giống như chàng Huy Cận. Ngài đã đem những não nùng sinh lão bệnh tử ra nói lên cho kiếp phù du thể hội cái nghĩa não nùng, là phát nguyện bi tâm để dìu tồn sinh về bỉ ngạn…
Cái chết được thể nghiệm sâu xa sẽ trở thành cái khả năng vô thượng của con người mang một cái sống phù du. Đó là lý do (do lý) đã khiến ông Heidegger đem cái chết mà thiết lập căn cơ cho cái sống của Dasein. Và gọi rằng: con người ta là một sinh - thể - cho - tử - diệt.
Tinh thể của con người là: sinh - thể - cho - tử - vong?
Thì tử diệt tử vong chính là Tặng Vật vô ngần cho Sinh Thể. Sinh Thể sẽ ôm cái Tặng Vật vô ngần đó mà đi khắp mặt biển dâu lảo đảo.
Em quốc sắc, em thiên hương, em hoàng hậu, em nữ chúa, em giai nhân da vàng, em mọi nào da trắng, em mọi nào da đen…
Thảy thảy mọi mọi em em cùng chia nhau cái món quà kỳ ảo. Thì can chi các em lại bảo rằng cái da vàng thơ mộng hơn cái da đen? Cái da trắng văn minh hơn cái da đỏ?
Buổi hội trần gian sẽ từ đó mà mất vui. Thế giới mất ân tình. Cõi đời mất đời cõi. Thì lễ hội mất đi cái gọi là. Là gì? Ban sơ xuân xanh ngày đó, ông Nguyễn Du đã bảo rằng:
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Hội đạp thanh mất đi cái ý nghĩa vô ngần của thanh đạp, một phen thanh đạp trở thành đạp thành, phá lũy, theo thể điệu Caligula. Ấy cũng chỉ vì đăm đăm riêng nghĩ tới hội là đạp thanh, mà bỏ quên cái tình riêng của lễ là tảo mộ…
Ai chết đó? Nhạc sầu chi lắm thế?
Kèn đám ma? Hay ấy tiếng yêu thương
Của cuộc đời…
Kèn đám ma? Hay ấy tiếng yêu thương
Của cuộc đời…
Tiếng đau thương đó của cuộc đời dội vào cuộc sống, thì cuộc sống đổi hình thay dạng…
Tôi nhớ lại ngày tháng chuyển dịch
Những thay hình đổi dạng mở phơi
Trong ly nước mộng tuyệt vời
Mối sầu dao động nỗi đời giao thoa (Apollinaire)
Những thay hình đổi dạng mở phơi
Trong ly nước mộng tuyệt vời
Mối sầu dao động nỗi đời giao thoa (Apollinaire)
Cuộc sống thay đổi hình dạng theo thể thái sầu bi ngậm ngùi đó trong tâm hồn người ta. Cũng có thể nó đổi dạng theo lối tuyệt vô hy vọng, hoặc điên cuồng, hoặc rồ dại. Nhưng cuối cùng, phải nên dìu nó về thể thái thanh thản khiêm tòng… Cạo đầu sạch sẽ đi tu? Đi làm đạo sỹ? Hay tiếp tục làm thy sỹ phiêu bồng? Làm nhà thương mãi đi buôn? Kỹ nghệ gia? Làm gì thì làm, cũng hơn là làm Caligula vậy.
Ngày còn đi học, hai bài thơ “Chết”, “Nhạc sầu” của Huy Cận đã gây chấn động dị thường cho tôi. Tôi bỏ học, chẳng thiết chi sách vở. Chạy về quê làm thằng chăn bò. Bao nhiêu thơ làm ra, tôi âm thầm tặng hết cho chuồn chuồn châu chấu!
Thế cũng là một cách chịu chơi với Thần Chết vậy. Nghe tin Marilyn Monroe lìa đời, tôi buồn bã suốt mấy tháng. Phải chi bình sinh nàng có đọc thơ Huy Cận, ắt nàng chẳng nên giận phận gì mà vội ngang tàn tính mệnh như thế.
Bây giờ tôi xin chậm rãi chép bài “Nhạc Sầu” ra tặng nàng. Mong rằng ở dưới suối vàng nàng hãy bỏ chút thì giờ đọc giải trí cho vui.
Nhạc sầu
Ai chết đó! Nhạc buồn chi lắm thế
Chiều mồ côi đời rét mướt ngoài đường
Phố đìu hiu màu đá cũ lên sương
Sương hay chính bụi phai tàn lả tả
Từng tiếng lệ ấy mộng sầu úa lá
Chim vui đâu? Cây đã gẫy vài cành
Ôi chiều buồn! Sao nắng quá mong manh
Môi tái nhạt nào cười mà héo vậy
Ai chết đó! Trục xoay và bánh đẩy
Xe tang đi về tận thế giới nào
Chiều đông tàn lạnh xuống tự trời cao
Không lửa ấm chắc hồn buồn lắm đó
Thê lương vậy mà ai đành lìa bỏ
Trần gian sao? Đây thành phố đang quen
Nhưng chốc rồi nẻo vắng đã xa miền
Đường sá lạ thôi lạnh lùng biết mấy
Và ngựa ôi đi nhịp đằm chớ nhảy
Kẻo thân đau chưa quên nệm giường đời
Ai đi đưa, xin đưa đến tận nơi
Chớ quay lại nửa đường mà làm tủi
Người đã chết. Một vài ba đầu cuối
Dăm bảy lòng thương tiếc đến bên mồ
Để cho hồn khi sắp xuống hư vô
Còn được thấy trên mặt người ấm áp
Hình dáng cuộc đời từ đây xa tắp
Xe tang đi xin đường chớ ghập ghềnh
Không gian ơi xin hẹp bớt mông mênh
Áo não quá trời buổi chiều vĩnh biệt
Và ngươi nữa tiếng gió buồn thê thiết
Xin lặng giùm cho nhẹ bớt cô đơn
Hàng cờ đen như bóng quạ chập chờn
Báo tin xấu dẫn hồn người đã xế
Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế
Kèn đám ma hay ấy tiếng đau thương
Của cuộc đời? Ai rút tự trong xương
Tiếng nức nở gởi gió dường quạnh quẽ
Sầu chi lắm trời ơi chiều tận thế… (Huy Cận)
Ai chết đó! Nhạc buồn chi lắm thế
Chiều mồ côi đời rét mướt ngoài đường
Phố đìu hiu màu đá cũ lên sương
Sương hay chính bụi phai tàn lả tả
Từng tiếng lệ ấy mộng sầu úa lá
Chim vui đâu? Cây đã gẫy vài cành
Ôi chiều buồn! Sao nắng quá mong manh
Môi tái nhạt nào cười mà héo vậy
Ai chết đó! Trục xoay và bánh đẩy
Xe tang đi về tận thế giới nào
Chiều đông tàn lạnh xuống tự trời cao
Không lửa ấm chắc hồn buồn lắm đó
Thê lương vậy mà ai đành lìa bỏ
Trần gian sao? Đây thành phố đang quen
Nhưng chốc rồi nẻo vắng đã xa miền
Đường sá lạ thôi lạnh lùng biết mấy
Và ngựa ôi đi nhịp đằm chớ nhảy
Kẻo thân đau chưa quên nệm giường đời
Ai đi đưa, xin đưa đến tận nơi
Chớ quay lại nửa đường mà làm tủi
Người đã chết. Một vài ba đầu cuối
Dăm bảy lòng thương tiếc đến bên mồ
Để cho hồn khi sắp xuống hư vô
Còn được thấy trên mặt người ấm áp
Hình dáng cuộc đời từ đây xa tắp
Xe tang đi xin đường chớ ghập ghềnh
Không gian ơi xin hẹp bớt mông mênh
Áo não quá trời buổi chiều vĩnh biệt
Và ngươi nữa tiếng gió buồn thê thiết
Xin lặng giùm cho nhẹ bớt cô đơn
Hàng cờ đen như bóng quạ chập chờn
Báo tin xấu dẫn hồn người đã xế
Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế
Kèn đám ma hay ấy tiếng đau thương
Của cuộc đời? Ai rút tự trong xương
Tiếng nức nở gởi gió dường quạnh quẽ
Sầu chi lắm trời ơi chiều tận thế… (Huy Cận)
Nhưng cố nhiên, chép xong rồi thì nên xếp giấy lại, ra đường phố dạo một phen rong chơi. Để nhìn lại đậm đà những tà áo phấp phới. Chẳng nên đăm chiêu dằng dặc. Chẳng nên o bế cái chết. Kéo dây dưa cuộc tình duyên với Tử Thần, là điều tối kị. Nó có tính ăn hiếp. Ta lân la chơi đùa với nó, thì nó rút mòn xương tủy ta.
Bây giờ nên ngâm chơi vài vần “Tặng Em Mười Sáu” của Huy Cận:
Tặng em mười sáu
Em mười sáu xuân lang vừa độ tốt
Trời trong sáng sông trôi vui chim lảnh lót
Để tay ngời nối lại với tay anh
Anh thấy mơ hồ huyền diệu mong manh
Một giải lụa quấn qua hồn đây đó
Nỗi vui cũ ngày nay anh lại có
Thêu đời hồng anh nói ít lời hoa
Em ca lừng cho bốn phía sinh ca
Đem dâng tặng mặt trời muôn thuở mới
Hãy đẹp giọng khúc huy hoàng vời vợi
Nhạc tưng bừng tuôn chảy tự hồn vui
Thuyền du dương anh cầm lái em mui
Chèo một nhịp hò khoan cùng vũ trụ
Em mười sáu ấy hoa đời đương nụ
Nở xuân quang anh vừa quá hai mươi
Ta nối tay tròn kết một vòng tươi
Mà vẫn lấy cuộc đời. Em có thấy
Trong máu thắm dòng vui luôn tiếp chảy
Suối hân hoan cuồn cuộn sóng dương hòa
Làm nụ cười cho vạn vật muôn hoa
Em! Nào ta hát bài Thiên Cổ Lạc (Huy Cận)
Em mười sáu xuân lang vừa độ tốt
Trời trong sáng sông trôi vui chim lảnh lót
Để tay ngời nối lại với tay anh
Anh thấy mơ hồ huyền diệu mong manh
Một giải lụa quấn qua hồn đây đó
Nỗi vui cũ ngày nay anh lại có
Thêu đời hồng anh nói ít lời hoa
Em ca lừng cho bốn phía sinh ca
Đem dâng tặng mặt trời muôn thuở mới
Hãy đẹp giọng khúc huy hoàng vời vợi
Nhạc tưng bừng tuôn chảy tự hồn vui
Thuyền du dương anh cầm lái em mui
Chèo một nhịp hò khoan cùng vũ trụ
Em mười sáu ấy hoa đời đương nụ
Nở xuân quang anh vừa quá hai mươi
Ta nối tay tròn kết một vòng tươi
Mà vẫn lấy cuộc đời. Em có thấy
Trong máu thắm dòng vui luôn tiếp chảy
Suối hân hoan cuồn cuộn sóng dương hòa
Làm nụ cười cho vạn vật muôn hoa
Em! Nào ta hát bài Thiên Cổ Lạc (Huy Cận)
Nguồn thơ vui nhất của Việt Nam nằm trong Huy Cận. Mà nguồn thơ buồn nhất Việt Nam cũng là nơi Huy Cận. Sự đó không còn chi đáng nên ngạc nhiên.
Huy Cận đã sống trọn vẹn với linh hồn mình, vì thế ông sống trọn linh hồn nhân gian. Nguồn thơ ông chảy khắp mặt buồn vui của nhân thế.
Từ Nguyễn Du đến chúng ta bây giờ, chỉ có một Huy Cận mà thôi. Một Quang Dũng mà thôi. Một J. Leiba, Kiên Giang, Hồ Dzếnh mà thôi.
Và mọi mọi chúng ta cũng từ đó mà mọi mọi được có một nguồn thơ duy nhất của ta ta mọi mọi mà thôi.
Ta còn bận tâm chi nữa về câu chuyện xếp loại, định nguồn, nhận riêng khuynh hướng?
Huy Cận có làm văn nghệ văn ngừng gì đâu. Thi sĩ chân chính cổ kim có một ai chịu thiết lập trường trại gì đâu. Họ vào cuộc Lễ Hội Trần Gian cũng đơn sơ như con chim về Mùa Xuân ca hót. Đến từ xứ lạ? Xứ quen? Xứ xa xuôi vô ngần thân thuộc? Ngứa cổ hát chơi? Khi gió nắng vào reo um khóm lá? Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời? Chim ngậm suối đậu trên cành bịn rịn? Kêu tự nhiên nào biết bởi sao ca? Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín? Khúc huy hoàng không giúp nở bông hoa?
Họ đơn sơ hồn nhiên như thế. Sao ta lại cầu kỳ buộc họ phải cầu kỳ gay cấn như ta? Họ có đòi hỏi chi đâu? Họ chẳng bao giờ tranh giành địa vị? Chẳng bao giờ chịu làm thần tượng. Chỉ xin vào cuộc Hội Hoa Đăng, ca một lời cho Hoa Đăng xán lạn. Cho mọi người cùng yến tiệc giữa Hoa Đăng…
Khi ta đến các ngươi đà đến cả
Có Thiên Nhiên Suối Chị với Rừng Anh
Cỏ vạn dại đã quen chiều óng ả
Liễu thiên thu từng thuộc lối buông mành
Có Thiên Nhiên Suối Chị với Rừng Anh
Cỏ vạn dại đã quen chiều óng ả
Liễu thiên thu từng thuộc lối buông mành
Thơ Huy Cận dịu dàng như thế đốt cháy bỏng máu me ta bởi ông đơn giản ca ngâm. Ông chân thành khiêu vũ. Đừng ai nỡ đem gán bừa cho họ những gì họ chẳng hề có bận tâm. Bao phen chúng ta từng tàn nhẫn một cách quá vô tình. Và vì thế, họ đành quay lưng trốn chạy. Kêu gọi buổi chiều về bên mình để tâm sự cô đơn:
Chiều ơi hãy xuống thăm ta với
Thiên hạ lìa xa đời trống không
Nắng xế ngậm ngùi bên mái cũ
Đìu hiu bên phố nhớ bên lòng
Thiên hạ lìa xa đời trống không
Nắng xế ngậm ngùi bên mái cũ
Đìu hiu bên phố nhớ bên lòng
Thiên hạ lìa xa? Thiên hạ vẫn ngồi đó. Vẫn làm thơ tặng nhau. Nhưng cũng bằng gấp mấy quan san trong gang tấc. Vì đã tuyệt dòng chân thành tương ứng. Mỗi người mỗi đánh lạc mất linh hồn tinh thể mình, và mỗi mỗi đầy đọa nhau dằng dặc…
Đã mấy năm rồi thơ nở hoa
Trang vui cũng lúc lệ buồn nhòa
Giòng đời cũng nặng sầu lưu thủy
Tóc nặng sầu tư gió thổi tà
Chiều ơi gặp gỡ đã đòi cơn
Sương lạnh dồn thêm lệ tủi hờn
Một buổi xưa kia phòng vắng bạn
Đó ngày quen biết với cô đơn
Trang vui cũng lúc lệ buồn nhòa
Giòng đời cũng nặng sầu lưu thủy
Tóc nặng sầu tư gió thổi tà
Chiều ơi gặp gỡ đã đòi cơn
Sương lạnh dồn thêm lệ tủi hờn
Một buổi xưa kia phòng vắng bạn
Đó ngày quen biết với cô đơn
Buổi hoàng hôn dị thường nào xưa kia Nguyễn Du đã nhìn và tâm sự? Buổi hoàng hôn nhân loại. Ngày tận thế đó chăng? Không có lẽ như thế. Vì lời thơ thân thiết vẫn như âm thầm báo hiệu một bình minh sắp mọc trong hoang liêu:
Có lúc xa người bởi quá yêu
Than ôi sông núi lại buồn nhiều
Mây xa lạc gió bên trời vắng
Đời bạt lòng ta lại gặp chiều.
Than ôi sông núi lại buồn nhiều
Mây xa lạc gió bên trời vắng
Đời bạt lòng ta lại gặp chiều.
No comments:
Post a Comment