Wednesday, November 24, 2010

Số e và dấu ! ...

Chuyện cười toán học

Thi miệng. Giáo sư bảo sinh viên:
− Em hãy biểu diễn số e thành chuỗi.
Sinh viên:
− Một cộng một trên MỘT cộng một trên HAI cộng một trên BA cộng một trên BỐN…
− Làm sao em cứ phải hét tướng lên như thế?
− Vì những cái dấu chấm than…


e = \sum_{n = 0}^\infty \frac{1}{n!} = \frac{1}{0!} + \frac{1}{1!} + \frac{1}{2!} + \frac{1}{3!} + \frac{1}{4!} + \cdots

Tuesday, November 23, 2010

Tất cả là tại Ên Trô Pỳ

GS Nguyễn Tiến Dũng zetamu

- Lịch sử đã cho VN một sứ mệnh anh hùng: hết đuổi giặc Tàu, giặc Pháp, đến giặc Mỹ, rồi lại đuổi gì tiếp ?
- Tiên sư cha thằng lịch sử, toàn bắt VN làm những việc khó !
Tay sai của thằng lịch sử
Thằng lịch sử đúng là oái oăm, làm khổ VN. Nhưng thằng lịch sử cũng không làm được vậy, nếu không có một quỉ sứ tay sai đắc lực của nó mang tên Ên Trô Pỳ.  Nghe có vẻ như tên Tàu, nhưng thực ra đây là tên Tây. Thằng quỉ sứ này luôn làm những việc phá phách, nhưng nó ẩn danh cho đến tận năm 1865 mới bị một lão người Đức tên là Clausius phát giác ra, và gọi nó là thằng Entropy, có nghĩa là thằng xáo trộn hỗn độn. Theo gốc Hy Lạp, “tropy” (τροπή ), có nghĩa là thay đổi, chuyển hướng, còn “en” có nghĩa là “bên trong”. Khi sang tiếng Việt thì Entropy trở thành Ên Trô Pỳ (chữ trô đọc chờ nặng). Số là, có lần tôi gọi taxi để đi đến Ciputra. Tôi nói Ci-pu-t-ra, anh lái taxi mãi mới hiểu ra là Ci-pu-tra, và chê tôi nhà quê không biết nói tiếng Tây. Từ đó tôi cứ nói Ci-pu-tra, ai cũng hiểu, và entropy thì gọi là Ên Trô Pỳ cho chuẩn.
Ở đâu có lộn xộn, là ở đó có En Trô Pỳ hoành hành. Không chỉ ở những trận đánh nhau chết cả triệu người, mà ngay trong căn nhà nhỏ của bạn, En Trô Pỳ cũng ra tay quấy phá. Bạn có biết vì sao phòng của bạn cứ dọn sạch được 1-2 hôm lại bừa đâu vào đấy không, vì sao hàng xóm hay đồng nghiệp thỉnh thoảng lại cãi nhau chí chóe không ? Chính là tại bởi Ên Trô Pỳ!
Ên Trô Pỳ luồn lách mọi nơi, ảnh hưởng đến mọi vật, một cách cộng tính: Ên Trô Pỳ (độ lộn xộn) của một tổng thể các vật (các “systems”), thì bằng tổng của các Ên Trô Pỳ của các vật. Một đặc điểm nhận biết thằng En Trô Pỳ là, nó là thằng ăn hại năng lượng. Ví dụ, khi xe ô tô đi trên đường phẳng nằm ngang vẫn tốn xăng, chính là vì thằng Entropy ăn mất năng lượng do động cơ chạy xăng tao ra, qua các thứ ma sát. Cụ Newton đã nói năng lượng luôn bảo toàn, không bị mất đi. Thế nhưng, năng lượng dự trữ trong xăng là năng lưỡng hữu ích, có thể dùng để làm việc này việc nọ, còn năng lượng khi đã bị thằng En Trô Py ăn vào, thì trở thành năng lượng vô dụng, ta khó có thể đòi lại để dùng đươc nữa! Tuy nhiên, bản thân Ên Trô Pỳ không phải là năng lượng, nó chỉ là thằng phá phách biến năng lượng hữu dung thành vô dụng trong quá trình béo lên của nó thôi. Lão Clausius cũng biết điều đó; đầu tiên lão định tìm từ gì tương tự như năng lượng để đặt tên cho nó, trước khi nghĩ ra từ Entropy.
Càng nóng càng khó béo lên
Clausius nhận thấy rằng, chỗ nào càng nóng thì entropy càng khó béo lên, tức là càng cần bơm vào nhiều năng lượng (ở dạng nhiệt năng) để nó béo lên. Nói một cách chính xác hơn:
dS = \frac{\delta q}{ T } trong đó S là độ lớn của entropy (của một hệ nào đó), dS là sự thay đổi độ lớn của Ên Trô Pỳ, T là nhiệt độ (tuyệt đối), còn {\delta q} là độ thay đổi  nhiệt năng của hệ đó. Nói cách khác, nếu ta cho thêm một lượng nhiệt năng \delta q vào một vật nào đó đang ở nhiệt độ T, thì entropy của nó sẽ tăng lên một lượng là \frac{\delta q}{ T } . Ngược lại, nếu ta hút đi một lượng nhiệt năng là \delta q, thì entropy của vật cũng giảm đi một lượng là  \frac{\delta q}{ T } .
Công thức trên cũng cho thấy, đơn vị đo của entropy là đơn vị năng lượng chia cho nhiệt độ. Người ta thường viết đơn vị của entropy là J/K, trong đó J là Joule là đơn vị năng lượng dùng để đo nhiệt năng, con K là đơn vị độ Kelvin để đo nhiệt độ.
Theo công thức phía trên, để giảm entropy của một vật, cần rút bớt nhiệt ra. Nhưng nhiệt rút ra đó đi vào chỗ nào ? Theo một định luật vật lý (gọi là định luật nhiệt động học thứ hai), chỗ nhận được nhiệt đó phải lạnh hơn là vật ban đầu nếu ta không muốn tiêu thêm năng lượng vào đó. (Khi Bác Hồ ôm cục gạch nóng, thì là gạch sưởi cho Bác chứ không phải Bác sưởi cho gạch). Chẳng hạn chỗ đó có nhiệt độ T_1 < T. Khi đó phần được truyền nhiệt sang sẽ có entropy S_1 tăng lên một lượng bằng
dS_1 = \frac{\delta q}{ T_1 } trong đó \delta q là lượng nhiệt chuyển từ vật nóng sang vật lạnh. Vật nóng thì có entropy giảm đi một lượng bằng dS = - \frac{\delta q}{ T } . Công lại ta có
dS + dS_1 = \frac{\delta q}{ T_1 } - \frac{\delta q}{ T} > 0 (vì T_1 < T_0\delta q > 0). Có nghĩa là entropy của tổng hai vật tăng lên! Đây chính là định luật:
Ên Trô Pỳ làm gì cũng đúng
Theo định luật này, thì entropy của thế giới không thể giảm đi, mà chỉ có thể tăng lên theo thời gian. Nếu entropy ở chỗ nào đó giảm đi, thì ở các chỗ xung quanh sẽ phải tăng lên một lượng nhiều hơn lượng giảm đi đó để bù lại, và tính tổng cộng thì vẫn là tăng lên. Định luật Ên Trô Pỳ làm gì cũng đúng chẳng qua là một cách phát biểu khác của định luật nhiệt động học thứ hai.
Chính vì sự tăng lên không ngừng theo thời gian của entropy, nên thời gian không đảo nghịch được, và không thể có các chuyến “du hành vũ trụ” đi ngược lại thời gian được! Giá ta có thể đi về thế kỷ 17 tán phét với cụ Newton một lúc rồi quay lại thế kỷ 21 thì vui biết mấy. Nhưng quỉ sứ entropy không cho ta làm điều đó!
Có thể nói, thằng entropy ngày càng béo ra bằng cách ăn vào năng lượng hữu ích biến thành năng lượng vô ích để rồi làm loạn thế giới, nhưng ta không có cách nào “chọc mỡ” nó cả!
Nếu đến một lúc nào đó, thằng En Trô Pỳ ăn hết năng lượng của thế giới này thì sao? Lúc đó thì nó đạt đến mức béo nhất có thể (gọi là maximal entropy). Nhưng lúc đó cũng sẽ không còn năng lượng có thể sử dụng được nữa, và đó sẽ là ngày tận thế của thế giới. Mấy ông hủ lý thì gọi đó là ngày của cái chết nhiệt (heat death hay thermal death). Nhưng ngày đó nếu có xảy ra, cũng còn phải hàng ty tỷ năm nữa, ta chưa vội gì mà phải “mặt ủ mày chau”!
Một mình chống lại Ên Trô Pỳ
Tuy Ên Trô Pỳ làm gì cũng đúng, nhưng thỉnh thoảng vẫn có các anh hùng hảo hớn dám ra đương đầu với nó. Một trong các anh hùng hảo hớn đó là thần đồng Ludwig Boltzmann (1844-1906), một nhà toán học mà khi 25 tuổi đã là giáo sư (full professor) ở nước Áo. Từ những năm 1870, Boltzmann đã tìm cách vạch mặt bản chất chân tướng của thằng Ên Trô Pỳ bằng cơ học thống kê, và đi đến công thức sau:
S = k. \ln W trong đó k = 1.38 \times 10^{-23} J/K là một hằng số (gọi là hằng số Boltzmann), còn W là số trạng thái vi mô (microstate) khác nhau mà nhìn vào hệ ta không phân biệt được (tức là cho cùng một trạng thái vĩ mô của vật).  Trong suốt hơn 30 năm từ khi Boltzmann nghĩ ra công thức trên, thì bị thằng Ên Trô Pỳ trả thù bằng cách xúi giục các nhà khoa học lớn khác (như Planck, Poincaré) chế diễu công thức này, coi nó lẩm cẩm, khiến cho Boltmann uất chí đến mức tự tử ở Duino (Italia) vào năm 1906.
Ngày nay các nhà hủ lý đều chấp nhận công thức trên của Boltzmann, và trên bia mộ của ông ta có khắc nó.
Theo công thức Boltzmann, thì càng nhiều khả năng (nhiều microstate có thể) càng lắm hỗn loạn (entropy càng cao). Khi ta ghép 2 hệ với nhau, thì số khả năng của tổng bằng tích của các số khả năng, trong khi entropy của tổng chỉ là tổng của các entropy. Bởi vậy để chuyển từ số khả năng sang entropy phải lấy log.
Làm sao để tính entropy ?
Đây có vẻ là vấn đề rất khó khăn. Đối với các vật đơn giản, ví dụ nhưng một lượng nguyên chất của một loại phân tử nào đó, thì có thể dùng công thức của Clausius để mà tính: Khi nhiệt độ bằng 0K (= – 273 độ C), thì các phân tử cũng đứng im không có thể nhúc nhích gì hết, bởi vậy coi như là “có trật tự”, và entropy của nguyên chất  khi nhiệt độ bằng 0 (độ Kelvin) được coi là bằng 0. (Đây là định luật thứ 3 của nhiệt động học). Từ mức nhiệt độ sát 0, ta nhồi nhiệt năng từng ít một vào vào để nhiệt độ tăng lên dần đến mức ta muốn, và trong quá trình nhồi đó đo nhiệt độ, rồi lấy các lượng nhiệt năng cho vào chia cho nhiệt độ để ra các độ tăng của entropy, rồi cộng chúng lại với nhau. (Nói một cách toán học hơn, thì là lấy tích phân của dạng vi phân \delta q / T). Ví dụ, người ta tính ra được rằng 1kg nước (H2O) ở nhiệt độ 25 độ C có entropy bằng 367 J/K [edit: đây là con số tương đối tính từ 1 mốc nào đó, còn con số tuyệt đối, theo GS Đàm Thanh Sơn, là những 3890 J/K]. Tất nhiên, đây chỉ là một trong các cách tính, và các hủ lý có thể còn sáng tạo ra nhiều cách khác.  (Xem chẳng hạn: R.K. Rajput, A textbook of engineering thermodynamics).
Tại sao tủ lạnh lại lạnh ?
Bình thường, theo định luật thứ hai của nhiệt học, nhiệt phải truyền từ chỗ nóng sang chỗ lạnh (và trong quá trình truyền nhiệt đó thì entropy tăng lên). Thế nhưng tủ lạnh mà máy điều hòa nhiệt độ có vẻ làm ngược lại: tủ lạnh hút nhiệt bên trong tủ thổi ra ngoài, làm bên trong thì lạnh đi, còn bên ngoài nóng lên. Có sự mâu thuẫn nào ở đây không ? Tất nhiên là không, vì thằng Ên Trô Pỳ làm gì cũng đúng, đời nào chịu thua thiệt. Nó chỉ cho phép tủ lạnh hay máy điều hòa làm lạnh với điều kiện là phải xì cho nó năng lượng: khi máy điều hòa làm giảm nhiệt năng trong phòng, thì làm tăng nhiệt năng ngoài trời một lượng nhiều hơn là lượng giảm đi trong phòng, và độ chênh lệch giữa hai lượng chính là lượng điện năng mà máy tiêu thụ. Nhiệt độ ngoài trời mà càng cao hơn bên trong nhà, thì càng phải cúng nhiều điện năng cho thằng Ên Trô Py nó mới cho phép thổi nhiệt ngược từ chỗ lạnh trong nhà ra chỗ nóng ngoài trời ! Điện có thể được dùng để hút nhiệt qua hiệu ứng Peltier, hoặc qua cách nén khí bằng compressor rồi sử dụng hiệu hứng thay đổi áp suất dẫn đến thay đổi nhiệt sau đó, hoặc là các cách khác, nhưng kiểu gì thì cũng phải nộp cống cho thằng Ên Trô Pỳ.
Những kẻ “ăn theo”
Như người ta thường nói “không chống được chúng, thì hãy theo chúng”.  Có những kẻ đã khôn ngoan đi ăn theo, mượn vía Ên Trô Pỳ. Đầu tiên có thể kể đến Claude Shannon (1916-2001), cha đẻ của lý thuyết thông tin. Khi Shannon nghĩ ra công thức đo lượng thông tin (hay là lượng thông tin bị mất mát đi khi truyền tin) vào quãng những năm 1944-1948, định gọi nó là “độ bất xác định”, nhưng John von Neumann đã khuyên nên đặt tên nó là entropy, với hai lý do: một là công thức của Shannon trông giống y chang công thức entropy trong vật lý thống kê (như kiểu công thức của Boltzmann), và hai là “không ai thực sự biết entropy là gì, nên cậu gọi như vậy thì sẽ lợi thế khi tranh luận!”.
Nếu không gian xác  suất chia làm n tập con với các xác suất p_1, \hdots, p_n tương ứng (\sum p_i = 1), thì entropy của phép chia này bằng
- \sum p_i \log_2 p_i Hiểu công thức trên như thế nào ? Để cho đơn giản, hình dung là chia đều thành 8 phần, mỗi phần xác suất 1/8, khi đó entropy bằng 3. Số 3 ở đây hiểu là “3 bit thông tin”: Xét 8 số nhị phân có 3 chữ số: 000, 001, 010, 011, 100, 101, 110, 111. Giả sử cần lấy ra 1 số trong 8 số đó. Để biết là cần lấy ra số nào, thì cần có 3 bit thông tin: chữ số đầu là gì, 0 hay 1, là 1 bit thông tin, chữ số thứ 2 cũng ứng với 1 bit, và chữ số thứ 3 cũng 1 bit.
Sau khi Shannon “ăn theo” thì tiếp ngay đến Kolmogorov, với định nghĩa “metric entropy” cho các hệ động lực, vào đầu những năm 1950. Tiếp theo đó là một loạt các nhà toán học khác như Sinai, Adler, Dinaburg, Bowen, … nghiên cứu metric entropy rồi topological entropy cho các hệ động lực, rồi tiếp đến Ghys, Walczak, Langevin xét entropy hình học cho các phân thới, v.v. Đấy mới chỉ là tụi “làm toán ăn theo” không kể các hội vật lý, tin học, v.v. khác ăn theo entropy.
Kẻ thừa giấy vẽ con voi này cũng đang đi ăn theo với “entropy của các cấu trúc hình học”, mà trường hợp riêng là các đa tạp Poisson, hay các singular distributions nào đó. Việc nó liên quan đến quỉ sử Ên Trô Pỳ (trong tự nhiên) thế nào thì chưa hề rõ.
Trong kinh tế, những kẻ ăn theo cũng đưa vào khái niệm corporate entropy, để chỉ sự rắm rối của các doanh nghiệp dẫn đến giảm hiệu quả lao động.
Entropy của thức ăn
Một lần kẻ thừa giấy vẽ voi này có được hầu chuyện Alain Connes trong một bữa đánh chén. Câu chuyện huyên thuyên một lúc không hiểu sao lại nhảy sang entropy. Connes say sưa với lý thuyết entropy về thức ăn của mình: thức ăn vào bụng thì kiểu gì cũng sẽ phải đạt mức entropy nào đó. Hãy để cho dạ dày và ruột của ta làm việc đó (tăng entropy của thức ăn lên, là một cách làm giảm entropy của bản thân chúng ta, giúp ta khỏe lên). Đừng ăn thức ăn có entropy cao sẵn (khi đó cơ thể người còn ít việc để làm, không làm giảm entropy của người đi được). Hẵy học tập người Nhật: đồ ăn của họ thường ở dạng entropy thấp (ví dụ như ăn cá sống). Đừng có ăn nhiều đồ đã băm nát trộn lẫn xào xáo nhiều … Cũng có thể đồ ăn có entropy thấp là một trong các bí quyết sống lâu của người Nhật thật.
Entropy âm ?
Trong lúc Connes kể chuyện về entropy của thức ăn, thì kẻ này có liều mình hỏi một câu provocative: thế entropy có âm được không ? Connes liền kể chuyện Boltzmann bị người đời không hiểu dẫn đến chán đời tự tử ra sao.
Tất nhiên theo các công thức của Boltzmann hay Shannon hay này nọ, thì entropy không thể âm. Thế nhưng câu hỏi “triết học” vì sao entropy lại phải dương không hẳn là câu hỏi dở hơi, đặc biệt khi ta coi mọi thứ chỉ là tương đối. Năng lượng có thể âm thoải mái không sao, vì nếu lấy hàm năng lượng trừ đi một hằng số, thì không hề ảnh hưởng đến phương trình chuyển động. (Hay như Dirac nghĩ ra các phản hạt xả láng, âm có làm sao đâu ?!) Entropy cũng vậy, nếu trừ đi một hằng số thì có lẽ chẳng ảnh hưởng gì hết đến các lý thuyết, vì cái người ta đo thực ra là độ thay đổi entropy, chứ không phải entropy tuyệt đối.
Kẻ vẽ voi này đi tìm hiều về “entropy âm”, thì phát hiện ra có khái niệm đó thật! Chính Schroedinger đưa ra khái niệm “negative entropy”, hay còn gọi là negentropy, trong quyển sách What is life. Thực ra thì cũng không có gì dám “báng bổ” quỉ sử Ên Trô Pỳ về bản chất. Có thể coi entropy + negentropy là hằng số, tức là negentropy là phần “dư ra” chưa bị entropy chén mất, và phần này ứng với phần năng lượng còn dùng được. Sự sống có được là nhờ có negentropy.
Entropy của các cấu trúc tổ chức xã hội ?
Một câu hỏi thú vị đặt ra với các nhà xã hội học: các mô hình, cơ chế xã hội nào tạo entropy cao nhất, làm tăng entropy nhanh nhất ?
Câu hỏi này rất khó, kẻ vẽ voi không dám vẽ bậy ở đây. Nhưng trộm nghĩ rằng các cơ chế “cào bằng”, “xin cho”, tham nhũng v.v. ắt hẳn dẫn đến entropy cao ?!

Yi Yi và Pascal


(copy from blog thich hoc toan)
Phim Yi Yi của Edward Yang được chiếu ở Pháp cách đây 10 năm, đã để lại ấn tượng mạnh trong tôi. Sang Mỹ mới biết, không mấy ai biết Edward Yang. Muốn mượn Yi Yi để xem lại nhưng Netflix cũng không có.
Xếp ra bên cạnh một số chi tiết sến đặc thù của điện ảnh châu Á, Edward Yang đã quay được những tình huống của cuộc sống bắt người xem suy nghĩ về bản thân mình, về cuộc đời mình.
Bộ phim bắt đầu từ thời điểm khi bà mẹ vợ của nhân vật chính, NJ, trượt chân trong lúc đi đổ rác. Bà rơi vào trạng thái coma. Bác sĩ cho người nhà biết, muốn lôi bà ra khỏi trạng thái này, cách tốt nhất là người nhà phải thường xuyên trò chuyện với bà. NJ, vợ của NJ, và anh chị em vợ hàng ngày bắt đầu nói chuyện với bà mẹ, người mà họ rất yêu quí. Nhưng rất nhanh chóng, họ nhận ra một sự thật làm đảo lộn những gì sâu thẳm nhất trong tâm hồn họ : họ không có chuyện gì để nói với mẹ cả.
Ngay giữa những người thân yêu nhất, cũng không có chuyện gì để nói với nhau. Không có chuyện gì thực sự là chuyện để có thể nói với bà mẹ đang trong tình trạng coma.
Bình thường thì ta có thời tiết nắng mưa làm cứu cánh, chứng khoán lên xuống thất thường làm niềm say mê vô hạn. Mỗi lần gặp nhau là có một kế hoạch làm ăn mới, kế hoạch nào cũng đầy ắp tương lai như kế hoạch trước đó. Không có mấy cái đề tài này, gặp bạn bè cũng chỉ còn cách là nhìn nhau ngượng nghịu. Các bác giáo sư toán gặp nhau cũng không có chuyện gì khác là sang năm khoa tôi định tuyển ai.
Pascal hiểu ra chuyện này từ lâu lắm rồi. Con người cần tiêu khiển. Không có tiêu khiển, họ phải đối mặt với sự trống rỗng của chính tâm hồn họ. Như đối mặt với bà mẹ trong tình trạng coma.
Còn Yi Yi là ai. Yi Yi là con trai của NJ. Cậu bé có cái thú vui là chụp ảnh. Cái thú chụp ảnh của cậu khác hẳn với tiêu khiển theo nghĩa của Pascal vì cậu đặt tất cả trái tim và khối óc của mình vào đó. Cậu muốn ghi lại vào máy ảnh những gì người khác không nhìn thấy được. Chẳng hạn như cậu ấy thích nhất là chụp muỗi. Lúc nào chán chụp muỗi thì Yi Yi đi chụp gáy người khác. Vì con người đã làm mất cái thói quen tốt là nhìn vào gáy mình, sờ vào gáy mình.

Monday, November 22, 2010

Một khu vườn yên tĩnh và đẹp của bạn BH

Tịch mịch


Entrance to the cottage house so called Phu Bich Hang

What type of tree is this? A vivid red flower.
The vine is growing like in jungle

What's a tranquillity !

Just the car is odd one out in this tranquillity !

Thơ của bạn NS

HOA  MỘC  HƯƠNG                                                                   à H.


ai
mắt
Hoa
Mộc
Hương
ngát đậm ngàn xưa
những mùa khô
mưa không về
hẹn ước
bể dâu muôn trùng
đợi chờ ai
tháng năm
                                                   
 
 

                             miền thiếu hoa
                             còn lại
                             ba năm
                             Ai mất ngàn năm
                             tiếng hát
                             tình
                             Hoa
                             Mộc
                             Hương

                                                H.T.  
                                                Xuân Đinh Mão (1987)




GIẤC  MƠ  CÁT                                                           " ... thy rope of sands ... "
                                                           G. Herbert - J. L. Borges

          Thuở đất trời khói lửa
          Ta mộng trong mơ
          Chẳng ngờ
          Gặp Thi Nhân
          Trang sách chưa viết ra
                                         hoà vào cát

                                                          *
                                                        *   *
          Ta gục đầu bên bờ sông đỏ
          Lần tìm những trang sách
                                            thẳm xa
          Không cùng
          Vô vọng
          Con người toàn nguyên
                                           chết
                                giữa giấc mơ cháy
          Những con ngươi bàng bạc lửa
                                                     không chớp
                    dưới làn mưa điên dại của đại dương

          Ta tan ra
          Cùng bao dòng chữ
          Trong không gian tám chiều
          Với cuốn sách dở dang
          Ta tặng Nàng
          Những giọt lệ khô
          Chảy qua biển cạn
          Ta đang cảm thấy sức nặng của móng gót
          Những con lạc đà
                       ì ạch trên thân xác nhọc nhằn
          Găm nát trái tim
                         trăm ngàn mảnh
          Những tiếng thở phì phò
          Thả dài trên sa mạc biển...
*
*   *
Vô biên một dải lưu liên
Giấc mơ hồi tưởng vẹn nguyên tình đầu
Thời gian ngậm cát còn đau
Dấu in cảm gọi ngày sau vườn hồng

                                                                    H.T.
                                                               Thu Ất Hợi (1995)

Saturday, November 20, 2010

Vòng đua thắng lợi - Victory Lap 2010

Hôm qua 20/11/2010, công ty tổ chức ăn mừng 30 năm thành lâp và 100 million revenue milestone,...
Xếp có nhã ý mời tất cả nhân viên đến dự liê hoan chia vui về thành tích kể trên:
200 nhân vên doanh số 100 triệu trung bình 500 000 AUD/person/year for 2010 is not bad at all !
Xếp đăth tên cho Party là Victory Lap 2010 để nhằm đề cao tinh thần kiên nhẫn, uy tín và tinh thần phục vụ khách hàng không mệt mỏi

Xếp đã thuê phòng khánh tiết của sân vận động có mái che Rod Laver Arena nơi hàng năm các hảo thủ quần vợt 5 châu đến đây tranh tài tại Cup Australian Open nổi tiếng, và Championship Party thường tổ chức tại phòng này


Anh Pha và Chị Dậu đã có mặt trước "công đường" từ ... 6:00 pm

Trong "công đường" đã có mặt nhiều quan khách ...

Anh Pha và Chị Dậu đã lọt được vào "công đường" sau khi hối lộ lính gác vài câu "hê-nô" , "hao a iu" Chị Dậu ôm khư khư áo vét ... chả tin được bố con thằng nào...

Sếp nhị đang ... báo cáo thành tích ... ăn nhậu

Sếp Nhất đang báo cáo thành tích ... "làm nghèo Thế giới" bằng cách ... quơ về cho công ty mỗi năm 100 triệu đô Úc ... he he !

Dao dĩa phát huy hết khả năng,... vừa nhai vừa ... nghe nhạc, "tai làm hàm nhai"...

Nhạc sống chơi bài kích động của Black Eye Pea ... No cơm ấm cật dậm giật chân tay
 
Trung ương ... uốn éo cùng ... hot girls

Lưu liến chia tay ... Rời xa ánh đèn sân khấu
Tay cầm máy ảnh ... chân đi ... "cuộn thừng"
Sân Australia Open về đêm ... tĩnh mịch
 

Say đi em cho ... lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng cho điên rồ ... xác thịt
(Đố biết thơ ai mà ... say thế nhỉ ?)

Dàn xe Cadillac mui trần của các big Boss...

Hôm nay ai đưa em về
Đường khuya riêng một mình thôi
Hôm nay ai đưa em về
Mắt em sao chiếu long lanh ...

Never knew that it would go so far
When you left me on that boulevard
Come again you would release my pain
And we could be lovers again

(Dan Byrd - Boulevard)
Xe của ... "lính" không có mui trần như xe Sếp đâu em
Xe của lính ...không thơm nồng hương không nét hoa đa tình ...
(Trần Thiện Thanh - Xe của lính)

HỀT - KOHÊU