Friday, November 19, 2010

Do Duc: Hà nội của ta

Hà nội thời thuộc Pháp                                         

Hà nội thời thuộc ta
 
doduc

Hôm mới rồi cuốc bộ qua các phố mới lại thấy lại cái thi vị Hà Nội xưa mốc. Nhưng khổ! cái thi vị này lại là cái đau đầu của các nhà hoạch định chính sách phố phường
Không tìm ra lối thoát. Cuối cùng chỉ còn một biên pháp bất lực: Cấm. Cấm  xả rác, cấm đái bậy, cấm hàng rong quán cóc…Chỉ còn cấm và cấm…
Hà nội là Hà Nội phố thị,  giờ vẫn thế, vẫn phố lẫn làng và lẫn cả chợ. Nó không giống như bất cứ thủ đô hành chính nào trên thế giới.
Có một thực tế trong giới quan chức Hà Nộichúng ta bên ngoài complet càvạt, nhưng bên trong vẫn còn nhiều thói sống thị dân và chưa gột sạch mùi bùn thôn quê, có dịp thì vênh vang, hết thời thì cụp mặt, chẳng ai bảo cũng tự biết đi nhẹ nói khẽ. Rất sợ bộc lộ suy nghĩ thật của mình. Thích tham nhũng hơn làm việc, còn làm việc thì đại khái hoặc chỉ năng nổ khi thấy việc có thể kiếm được tí chút
 Những dòng vừa rồi không phải lạc đề mà là để quành lại câu chuyện cấm một cái qui luật rất hay có ở ta. Đó là thái độ gia trưởng, quyền huynh thế phụ xâm thực vào công việc hành chính rất nặng nề.
Rồi sẽ có một ngày  chẳng cần lệnh cấm mà hàng rong quán cóc Hà Nội sẽ biến mất như trong truyện cổ tích cho mà xem, tôi tin chắc như vậy. Nhưng không phải bây giờ! Bây giờ có cấm nó vẫn cứ tái diễn. Cuộc sống nó vận hành theo qui luật nước chảy chỗ trũng mà, ngăn be chỉ là chuyện đối phó nhất thời. Cấm chỉ là nhặt sâu trên lá chứ không phải diệt trứng từ ổ. Nên cứ vướng là cấm thì  có khác gì ném đá ao bèo đâu.
 Hà nội bây giờ còn nhiều cái ngứa mắt lắm. Sáng trưa chiều tối bất cứ lúc nào vẫn có thể gặp một anh chàng béo quay cởi trần ngồi như con cóc trước nhà  xỉa tăm như xung quanh mình chẳng có ai no nê hoặc một anh chàng quần đùi may ô đánh xe dạo phố…Ở công sở cũng còn nhiều những công bộc sống cắp ô quen nói toàn điều quan trọng, nổ lung tung, hoặc thỉnh thoảng đốt đống rơm này đống rơm khác lên như trong ca dao. Tôi đứng trước chợ Đồng Xuân nhìn cái trán chợ cũ được giữ lại (giống cái di tích Hỏa Lò còn tí) hệt như một cố nông nhặt được cái cà vạt cài lên cổ. Bức tranh phố xá xây nêm tưởng là đổi thay mà hóa lem nhem.. Nên  bao nhiêu là văn bản để nắn mãi mà chẳng thể khá hơn.
  Dưới một cây xà cừ to trước chợ Đồng Xuân, tôi thấy có  ba  bà, mỗi bà một góc. Họ lấy cây làm chỗ dựa, lấy tán lá làm mái che, quay ra hướng nào thì đó là mặt đường. Bà bán nước chè có mấy cái ghế nhựa lồng vào nhau, chiếc ấm tích có giỏ bồ tự tạo bằng mút, loằng ngoằng dây chằng và hộp kính đựng thuốc lá điếu. Phía bà già áo cánh trắng quần thâm thì có cái làn nhựa bán giầu vỏ, đồ mã cùng hương đèn mà nhìn vốn  thì thấy quá hẻo. Phía nữa là cô bán chè gánh, cũng vài ba ghế nhựa gài vào quang, mặt giấu kín sau nón. Chỉ thoáng công an là tót rất nhanh. Lại tất cả trên tay, trên vai như đang di chuyển, lại vô can! Một gốc cây thành ba quán hàng. Đã không đụng hàng thì ba bà lại giúp nhau cảnh giới. Họ tồn tại vào thế chân kiềng vững chắc
Hà Nội của ta là thế, vẫn là phố thị, dựa vào nhau để sống. Vậy sao có thể dẹp cái phố thị khi cuộc sống của họ còn cần đến cách buôn cóc để tồn tại.
 Hà Nội của ta chỉ thay đổi khi kinh tế đất nước ta cất cánh khỏi đường băng . Lúc ấy nó sẽ tự phải thay đổi. Còn sự cưỡng bức bây giờ của các công bộc thì không  khác mấy con dã tràng xe cát biển đông

No comments:

Post a Comment