Thăm trường cũ Chu Văn An
Copy from blog Vũ Hà Văn
Hôm nọ về thăm trường cũ, nhiều sự cũng đã đối thay, không tránh khỏi bồi hồi, ghi tạm vài dòng làm kỷ niệm. Rất cảm ơn cô giáo Mai Anh đã dẫn đi
thăm trường và cho tôi những thông tin về nhưng thay đổi gần đây.
Hôm nọ về thăm trường cũ, nhiều sự cũng đã đối thay, không tránh khỏi bồi hồi, ghi tạm vài dòng làm kỷ niệm. Rất cảm ơn cô giáo Mai Anh đã dẫn đi
thăm trường và cho tôi những thông tin về nhưng thay đổi gần đây.
Trường Chu Văn An co lẽ là ngôi trường cấp 3 đẹp nhất ở Hà Nội. Cả về địa điểm, kiến trúc, lẫn truyền thống. Bọn tôi học ở đó từ 1983 tởi 1985. Ngày đó trường còn chia làm hai khối, khối cấp phổ thông cơ sở (gồm một tòa nhà lớn 3 tầng và vài căn nhà một tầng), và khối phổ thông trung học (gồm hai tòa nhà 3 tầng và cũng có một số căn một tầng). Cả ba tòa nhà ba tầng đều xây từ thời Pháp, quét vôi vàng, mặc dầu đã cũ nhưng trông đường bệ và thanh thoát. Các lớp học đều rất cao. Trường cấp 1-2 và trường cấp 3 ngăn bởi một bức tường, mà hai bên tường là nhà để xe. Sân trường nhiều cây cổ thụ lớn, bóng tỏa xum xuê.
Trường CVA hồi đó có lẽ là trường duy nhất có một sân bóng đá to (gôn bắt), có hai cái cột gôn bằng sắt đã gỉ hoen, nhưng mà chơi vẫn tốt. Ngoài ra một góc sân được tận dụng dùng làm chỗ đái bậy. Nói là bậy thì cũng không hẳn đúng, vì sự việc diễn ra hoàn toàn công khai và được ban giám hiệu chuẩn y. Sân bóng tương đối nhiều gạch lổn nhổn, mà các cầu thủ chỉ toàn chân đất, chạy phải nói là đau, nhất là mùa đông, đôi khi bật móng là chuyện thường, nhưng mà tuổi trẻ ham chơi nên cứ quên đi. Thầy Hoãn (sau là hiệu trưởng đầu tiên của trường Hà nội- Amsterdam) ngày đó chuyên tổ chức giải bóng đá hàng năm cho học sinh. Mỗi khối (10, 11, 12) có tám lớp, chia ra đá loại trực tiếp kiểu tranh cúp. Lớp chuyên toán (gọi là lớp I; 10I, 11I, 12I) thường là ít người hơn, nhưng đá tốt, hay được vào sâu.
Nét
quyến rũ lớn nữa của CVA là Hồ Tây. Hồ Tây của những năm 80 đối với
chúng tôi thật rộng lớn và bí ẩn. Một phần là bời con mắt trẻ thơ. Phần
nữa là hồ thật sự rộng hơn rất nhiều, vì chưa bị lấn chiếm. Hồ chưa kè,
quanh bờ toàn cây xanh, chưa có nhà cao tầng nào. Nhưng hôm sương xuống,
mù mịt chẳng thấy bờ. Ngồi trong lớp mà thỉnh thoảng tâm trí như bị hút
hết ra ngoài cửa sổ. Đôi khi sương vào cả trong lớp học, như trong
truyện Liêu Trai. Một chuyến xe đạp vòng quanh bờ hồ thì là cả một cuộc
phiêu lưu đầy sự kiện.
Trường
cũ gần đây được sửa sang nhiều. Bây giờ chỉ có cấp ba. Ngôi tường phân
chia cũ đã phá đi, làm sân trường rộng hẳn ra, rất thoáng. Ba ngôi nhà
cũ vấn còn đó, nhưng một số ngôi khác cũng đã được xây nên. Các nhà xây
mới phần lớn hai tầng, và cũng được kiến trúc hao hao giống mấy cái cũ.
Mặc dầu thật thà mà nói thì không đẹp bằng, nhưng nhìn tổng thể vẫn khá
hài hòa. Duy chỉ có ngôi nhà hội trường bè bè ở phía cuối trường thì,
hừm, thậm xấu, trông như trứng cá trên mặt hoa hậu. Cái sự xấu này rất
khó tả, bạn chắc phải đi thăm trường để mục sở thị, hoặc chí ít chịu khó
photoshop ảnh hoa hậu. Nghe nói ngôi này là công trình đặc cách của sở,
trường cố từ chối vinh hạnh nhưng mà không nổi.
Cũng
may, hoa hậu chỉ có nhõn một trứng cá, còn các phần khác thì rất ổn.
Các cây cổ thụ được giữ nguyên, tán lá vẫn tỏa như ngày nào. Sân bóng
lổn nhổn gạch ngày xưa nay được trải cỏ nhân tạo làm thành ba sân mini
phẳng lỳ rất đẳng cấp. Các chú nhóc quần đùi áo số vừa chạy vừa la om
sòm. Chắc chúng không thể tưởng tượng cảnh cha chú ngày xưa với những bộ
cánh thời bao cấp, chân đất và quần dài xắn ống thấp ống cao cùng với
một quả bóng cao su đá ba trận là méo (nhưng đôi khi lại tạo ra những cú
sút có quĩ đạo phức tạp không có trong sách giáo khoa). Nhà bát giác
sau trường , nơi gặp gỡ của những tay siêu câu cá trộm, nay đã được cải
tạo khang trang thành phòng dạ hội, nhìn thẳng ra hồ. Bờ hồ đã được kè,
và có một con đường nhỏ chạy vòng quanh ngăn cách trường và hồ. (Tức là
các nhí bây giờ không chạy thẳng được ra bồ hồ ngồi chơi như bố mẹ chúng
ngày xưa nữa.) Không kịp để ý là còn các quán cá không, vài năm trước
có nhiều, hy vọng đã được dẹp bớt.
Trường
có một nhà truyền thống khá rộng, nhưng hiện vật vẫn còn ít, chủ yếu là
một số ảnh cũ. Kể ra với bề dày lịch sử hơn 100 năm của trường, có thể
hy vọng đến một bảo tàng nho nhỏ. Chắc cần thời gian, dù sao, được như
bây giờ cũng là đáng tự hào lắm rồi.
No comments:
Post a Comment