Saturday, September 29, 2012

Does one have to be a genius to do maths?

Terence Tao, Vũ Hà Văn dịch

Các nhà toán học thường được mô tả như những thiên tài cô độc (và hơi điên điên–trong một số trường hợp ta thậm chí có thể bỏ chữ hơi). Họ ngồi một mình trong phòng, nhìn lên tường như đếm thạch sùng, không đoái hoài gì đến công trình của những ngừoi khác cũng như mọi việc xảy ra chung quanh. Và một ngày đẹp trời, bỗng nhiên họ mang cho nhân loại một lời giải bất ngờ không ai có thể tưởng tượng được của một bài toán tồn tại nhiều thế kỷ. Hình ảnh vô cùng lãng mạng này mang lại cho những nhà toán học đang tìm vợ những lợi thế không nhỏ cũng như Hollywood những khoản lợi nhuận kếch xù, nhưng nó cũng rất khác xa thực tế, ít nhât là trong toán học hiện đại.

Đúng là trong toán học (cũng như nhiều ngành khoa học khác), có những công trình nổi bật (chẳng hạn như lời giải bài toán Fermat của Wiles hay công trình của Perelman về giả thuyết Poincare). Nhưng những công trình này đều được dựa trên sự phát triển liên tục của toán học trong nhiều thập kỷ, đôi khi là nhiều thế kỷ, trên những sự đóng góp trước đó của hàng trăm người khác. Tất nhiên, để có một bước tiến trong những bài toán khó, bao giờ cũng cần có những ý tưởng mang tính đột phá, nhiều khi rất đáng ngạc nhiên, nhưng những ý tưởng đó vẫn cần phải dựa trên một nền tảng vững chắc đã được xây dựng từ trước chứ không thể từ con số không.

La Cigale et ... Moi




La Fontaine
La Cigale et la Fourmi
La Cigale, ayant chanté
Tout l'été
Se trouva fort dépourvue
Quand la bise fut venue:
Pas un seul petit morceau
De mouche ou de vermisseau.
Elle alla crier famine
Chez la Fourmi sa voisine,
La priant de lui prêter
Quelque grain pour subsister
Jusqu'à la saison nouvelle.
"Je vous paierai, lui dit-elle,
Avant l'oût, foi d'animal,
Intérêt et principal."
La Fourmi n'est pas prêteuse:
C'est là son moindre défaut.
"Que faisiez-vous au temps chaud?
Dit-elle à cette emprunteuse.
— Nuit et jour à tout venant
Je chantais, ne vous déplaise.
— Vous chantiez? j'en suis fort aise:
Eh bien! Dansez maintenant."



The Cicada and the Ant
Cicada, having sung her song
All summer long,
Found herself without a crumb
When winter winds did come.
Not a scrap was there to find
Of fly or earthworm, any kind.
Hungry, she ran off to cry
To neighbor Ant, and specify:
Asking for a loan of grist,
A seed or two so she'd subsist
Just until the coming spring.
She said, "I'll pay you everything
Before fall, my word as animal,
Interest and principal."
Well, no hasty lender is the Ant;
It's her finest virtue by a lot.
"And what did you do when it was hot?"
She then asked this mendicant.
"To all comers, night and day,
I sang. I hope you don't mind."
"You sang?" Why, my joy is unconfined.
Now dance the winter away."

Con ve và con kiến

Ve sầu kêu ve ve,
Suốt mùa hè.
Ðến kỳ gió bấc thổi,
Nguồn cơn thật bối rối.
Một miếng cơm chẳng còn,
Ruồi bọ không một con.
Vác miệng chịu khúm núm
Sang chị Kiến hàng xóm,
Xin cùng chị cho vay,
Dăm ba hạt qua ngày.
"Từ nay sang tháng hạ,
Em lại xin đem trả.
Trước thu, thề Ðất Giời!
Xin đủ cả vốn lời."
Tính Kiến ghét vay cậy;
Thói ấy chẳng hề chi.
— Nắng ráo chú làm gì?
Kiến hỏi Ve như vậy.
Ve rằng:
          — Luôn đêm ngày,
Tôi hát, thiệt gì bác.
Kiến rằng:
          — Xưa chú hát! Nay thử múa coi đây.

Bản dịch Nguyễn Văn Vĩnh

Ôi quê tôi ...


Ôi quê tôi vẫn còn mái nhà
Liêu xiêu liêu xiêu, thơm mùi khói chiều
Trong giấc mơ của tôi cánh diều no gió
Đi bên em bên em bắt chim sâu



Ôi quê tôi, vẫn còn cánh đồng
Xanh bao la lưng còng dáng mẹ
Xa xa nương dâu nong tằm ăn rỗi
Gió đông quang gánh rách áo em tôi

Tìm bài hát quê mình là câu ca mẹ
Tìm điệu múa song tình cánh cò lả lơi
Thình thình thình thình trống hội ngoài đình
Tình tình tình tình ánh mắt em đưa




Ô hê hà... Ô hê há
Ánh mắt như dao cau liếc vào mỏm đá
Mài tuổi thơ tôi sắc ngọt
Ánh mắt em lung lay sóng rượu quê rót đầy chống chếnh thân em
Ô hê hà... Ô hê há
Ánh mắt em lung lay, sóng rượu quê rót đầy chống chếnh quê tôi
Quê tôi ...

Chiếc bánh tuổi thơ - Phạm Ngọc Tiến

Ông này nhớ Trung Thu khủng khiếp .. :-)))


http://www.phamngoctien.com/2012/09/30/chiec-ve-banh-khu-hoi-tuoi-tho-truyen-ngan-chu-nhat/

          Càng về già con người ta càng có những biểu hiện kỳ quặc rất khó giải thích. Chẳng hạn độ rày tôi hay có những cơn giận hờn rất con trẻ. Trung thu tết của thiếu nhi, ai chả biết thế, nhà có trẻ con nên việc sắm sanh cỗ bàn đón tết là tất nhiên, vậy nên mới có hoa có quả có hộp bánh, đèn nến. Nhà tôi cô con gái út mới tuổi mười ba nên chị chàng còn háo hức lắm. Hôm qua cơ quan truyền hình tổ chức rước đèn liên hoan cho con em nhân viên, bận nên quên bẵng không đón được con đến chơi, con nhấm nhẳng đường con, bố bứt rứt đằng bố. Con gái tiếc hùi hụi cái vố so xổ số ở buổi rước đèn. Chả là năm ngoái chị ta vớ được cái giải nhì được thưởng album ảnh và hộp bánh.

Trẻ nghèo miền núi ở Tả Gia Khâu, Mường Khương, Lao Cai đón Trung thu 2012.(Ảnh của chương trình Cơm có thịt)

Nói đến bánh. Bánh trung thu nhà tôi năm nào cũng ê hề, ăn ròng rã từ cả tháng trước đó. Thấy mọi người sau bữa cơm cắt bánh mời mọc nhau tự nhiên thấy tủi. Rồi hờn dỗi. Có gì đâu, tôi tiểu đường từ nhiều năm nay mặc nhiên những món gì dính đến ngọt, tôi đều bị loại khỏi vòng. Đã thành nếp nên việc đó là bình thường, chả mấy ai để ý. Thế nhưng khi nhìn những chiếc bánh dẫu không thèm thuồng gì người tôi vẫn cứ rợn rạo và đâm ra oán trách những người thân chẳng hề tâm lý. Nào ngờ sáng nay có người bạn đến tặng một hộp bánh trung thu dành cho người kiêng ngọt. Chiếc hộp rất đẹp. Mở ra có lận 6 cái, rặt bánh nướng, đúng ý vì tôi vốn không thích bánh dẻo. Tôi lặng người vì sướng vì cảm kích vội mang lên bàn thờ thắp hương rồi tháo vỏ cả loạt bánh ngắm nghía sờ nắn chưa vội ăn. Hà hít lớp vỏ bánh mịn màng thơm sực, người tôi chợt lịm đi. Cái mùi bánh này quen thuộc lắm nó cố thủ trong não tôi từ ấu thơ và chỉ chực chờ cơ hội là xộc ra miên man.

Chuồn chuồn có cánh thì bay

Chuồn chuồn có cánh thì bay
Kẻo anh Cu Tý bắt mày chuồn ơi

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm ...

Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quyện nhau đi


Tò vò ngồi khóc tỷ ty
Nhện ơi nhện hỡi mày đi đằng nào

Trung thu nhớ tuổi thơ

Dở hơi biết bơi



Friday, September 28, 2012

Khi nhà Toán học viết văn ...:-)))

Thăm trường cũ Chu Văn An


Copy from blog Vũ Hà Văn

Hôm nọ về thăm trường cũ, nhiều sự cũng đã đối thay, không tránh khỏi bồi hồi, ghi tạm vài dòng làm kỷ niệm. Rất cảm ơn cô giáo Mai Anh đã dẫn đi
thăm trường và cho tôi những thông tin về nhưng thay đổi gần đây.
Trường Chu Văn An co lẽ là ngôi trường cấp 3 đẹp nhất ở Hà Nội. Cả về địa điểm, kiến trúc, lẫn truyền thống. Bọn tôi học ở đó từ 1983 tởi 1985. Ngày đó trường còn chia làm hai khối, khối cấp phổ thông cơ sở (gồm một tòa nhà lớn 3 tầng và vài căn nhà một tầng), và khối phổ thông trung học (gồm hai tòa nhà 3 tầng và cũng có một số căn một tầng). Cả ba tòa nhà ba tầng đều xây từ thời Pháp, quét vôi vàng, mặc dầu đã cũ nhưng trông đường bệ và thanh thoát. Các lớp học đều rất cao. Trường cấp 1-2 và trường cấp 3 ngăn bởi một bức tường, mà hai bên tường là nhà để xe. Sân trường nhiều cây cổ thụ lớn, bóng tỏa xum xuê.
Trường CVA hồi đó có lẽ là trường duy nhất có một sân bóng đá to (gôn bắt), có hai cái cột gôn bằng sắt đã gỉ hoen, nhưng mà chơi vẫn tốt. Ngoài ra một góc sân được tận dụng dùng làm chỗ đái bậy. Nói là bậy thì cũng không hẳn đúng, vì sự việc diễn ra hoàn toàn công khai và được ban giám hiệu chuẩn y. Sân bóng tương đối nhiều gạch lổn nhổn, mà các cầu thủ chỉ toàn chân đất, chạy phải nói là đau, nhất là mùa đông, đôi khi bật móng là chuyện thường, nhưng mà tuổi trẻ ham chơi nên cứ quên đi. Thầy Hoãn (sau là hiệu trưởng đầu tiên của trường Hà nội- Amsterdam) ngày đó chuyên tổ chức giải bóng đá hàng năm cho học sinh. Mỗi khối (10, 11, 12) có tám lớp, chia ra đá loại trực tiếp kiểu tranh cúp. Lớp chuyên toán (gọi là lớp I; 10I, 11I, 12I) thường là ít người hơn, nhưng đá tốt, hay được vào sâu.
Copy from blog Vũ Hà Văn



Nét quyến rũ lớn nữa của CVA là Hồ Tây. Hồ Tây của những năm 80 đối với chúng tôi thật rộng lớn và bí ẩn. Một phần là bời con mắt trẻ thơ. Phần nữa là hồ thật sự rộng hơn rất nhiều, vì chưa bị lấn chiếm. Hồ chưa kè, quanh bờ toàn cây xanh, chưa có nhà cao tầng nào. Nhưng hôm sương xuống, mù mịt chẳng thấy bờ. Ngồi trong lớp mà thỉnh thoảng tâm trí như bị hút hết ra ngoài cửa sổ. Đôi khi sương vào cả trong lớp học, như trong truyện Liêu Trai. Một chuyến xe đạp vòng quanh bờ hồ thì là cả một cuộc phiêu lưu đầy sự kiện.
Trường cũ gần đây được sửa sang nhiều. Bây giờ chỉ có cấp ba. Ngôi tường phân chia cũ đã phá đi, làm sân trường rộng hẳn ra, rất thoáng. Ba ngôi nhà cũ vấn còn đó, nhưng một số ngôi khác cũng đã được xây nên. Các nhà xây mới phần lớn hai tầng, và cũng được kiến trúc hao hao giống mấy cái cũ. Mặc dầu thật thà mà nói thì không đẹp bằng, nhưng nhìn tổng thể vẫn khá hài hòa. Duy chỉ có ngôi nhà hội trường bè bè ở phía cuối trường thì, hừm, thậm xấu, trông như trứng cá trên mặt hoa hậu. Cái sự xấu này rất khó tả, bạn chắc phải đi thăm trường để mục sở thị, hoặc chí ít chịu khó photoshop ảnh hoa hậu. Nghe nói ngôi này là công trình đặc cách của sở, trường cố từ chối vinh hạnh nhưng mà không nổi.
Cũng may, hoa hậu chỉ có nhõn một trứng cá, còn các phần khác thì rất ổn. Các cây cổ thụ được giữ nguyên, tán lá vẫn tỏa như ngày nào. Sân bóng lổn nhổn gạch ngày xưa nay được trải cỏ nhân tạo làm thành ba sân mini phẳng lỳ rất đẳng cấp. Các chú nhóc quần đùi áo số vừa chạy vừa la om sòm. Chắc chúng không thể tưởng tượng cảnh cha chú ngày xưa với những bộ cánh thời bao cấp, chân đất và quần dài xắn ống thấp ống cao cùng với một quả bóng cao su đá ba trận là méo (nhưng đôi khi lại tạo ra những cú sút có quĩ đạo phức tạp không có trong sách giáo khoa). Nhà bát giác sau trường , nơi gặp gỡ của những tay siêu câu cá trộm, nay đã được cải tạo khang trang thành phòng dạ hội, nhìn thẳng ra hồ. Bờ hồ đã được kè, và có một con đường nhỏ chạy vòng quanh ngăn cách trường và hồ. (Tức là các nhí bây giờ không chạy thẳng được ra bồ hồ ngồi chơi như bố mẹ chúng ngày xưa nữa.) Không kịp để ý là còn các quán cá không, vài năm trước có nhiều, hy vọng đã được dẹp bớt.
Trường có một nhà truyền thống khá rộng, nhưng hiện vật vẫn còn ít, chủ yếu là một số ảnh cũ. Kể ra với bề dày lịch sử hơn 100 năm của trường, có thể hy vọng đến một bảo tàng nho nhỏ. Chắc cần thời gian, dù sao, được như bây giờ cũng là đáng tự hào lắm rồi.

Hồ Tây

Thu Quyến Rũ 2


Anh mong chờ Mùa Thu
Tà áo xanh nào về với giấc mơ
Màu áo xanh là màu anh chót yêu
Người mơ không đến bao giờ...

Thu Quyến Rũ 1



Anh mong chờ Mùa Thu
Trời đất kia ngả mầu xanh lơ
Đàn bướm bay đùa vui bên Hoa...
Bên những bông hồng đẹp xinh

Cubism ???

>

Thực đơn Thứ bẩy ... :-))

Bonne appetite !

Khi nhà vật lý viết văn

Giấc mơ hấp dẫn


Đó là một giấc mơ rất lạ. Tôi thấy mình đứng trên một bãi cát trắng, trước đại dương xanh biếc. Bình thường các giấc mơ của tôi chỉ hoàn toàn đen trắng, nhưng trong giấc mơ này nước biển có một màu xanh thẫm đến lạ lùng. Có tiếng hải âu từ đâu bay tới. Tôi ngước mắt lên trời. Bầu trời cũng cùng một màu xanh thẫm như màu nước biển. Lạ thay, trên nền trời tôi nhìn thấy những cánh buồm trắng đang thong thả qua lại. Chẳng lẽ có thuyền buồm bay trên trời?
Chợt tôi  hiểu ra rằng mình đang ở trên một hành tinh khác, nơi trường hấp dẫn mạnh đến mức quỹ đạo của ánh sáng phát ra từ những chiếc thuyền bị uốn cong đi thành hình parabol, nên muốn nhìn thấy thuyền thì phải ngửa mặt lên trời.
Tỉnh dậy, tôi nhìn ra cửa sổ. Bầu trời Seattle mùa đông u ám. Quạ kêu quàng quạc. Cuốn "Gravity" của Hartle mà tôi dùng để soạn bài môn Lý thuyết tương đối rộng vẫn còn nằm trên đầu giường…
Nhà Vật Lý Đàm Thanh Sơn

Thursday, September 27, 2012

Như cánh vạc bay ...

Biển Nhớ

"Biển nhớ" kể lại những nỗi lòng của người con trai thương nhớ người yêu đã đi xa. Câu chuyện và nỗi lòng trong bài hát được lấy cảm hứng từ tâm trạng thật của tác giả Trịnh Công Sơn nhiều đêm ngồi trên bãi biển Qui Nhơn để nhớ về Bích Khê. Cũng vì đó cụm từ Sơn Khê( nghĩa chung là núi và sông) cần viết hoa để tạo nghĩa riêng là Trịnh Công Sơn và Bích Khê




Hạ Trắng


Câu chuyện này ám ảnh tôi một thời gian. Và sau đó tôi kết hợp giấc mơ hoa trắng mùa hạ với mối tình già keo sơn này như áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau để viết nên bài "Hạ Trắng".

Trích hồi ký Trịnh Công Sơn

Trung Thu ... Hoài niệm

Trung Thu ... Dĩ vãng

Tuesday, September 25, 2012

Dòng sông tuổi thơ

Nhánh sông thân yêu ngày chưa biết buồn
Đã ru tôi trọn ngày thơ ấu
Ngỡ quên đi cùng năm tháng dài
Sao giờ bỗng hồn đầy nhớ thương
Dòng sông cũ ...