Thôi Hiệu
Tích nhàn dĩ thừa Hoàng Hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu .
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tái không du du .
Tình xuyên lịch lịch Hán dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh vũ chầu .
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu .
Hoàng Hạc Lâu, là một trong những thắng cảnh và cổ tích nỗi tiếng của Tỉnh Hồ Bắc, Trung Hoa, được dựng trên một gò cao. Ðứng trên lầu mắt nhìn được cả một vùng sông Dương Tử, bao gồm bãi Hán Dương, Châu Anh-Vũ, Quy Sơn, Hạc Sơn. Người ta nói lầu này được hình thành từ thời Tam Quốc, mới đầu chỉ là một đồn quan sát quân sự nhỏ. Không biết có phải là lầu đã được xây trên vùng đất có vượng khí hay không mà lầu cang ngày càng rộng lớn, càng nguy nga sau mỗi lần trùng tu. Lần trùng tu mới nhất là vào năm 1985.
Như vậy là HHL ngày nay không còn một tí gì là dấu vết của HHL xưa cũ ngoại trừ vị trí và cái tên để lại. Sở dĩ lầu có tên Hoàng Hạc Lâu vì những truyền thuyết sau :
1. Xưa, Phí Văn Vỹ (hay là Vương Tử An) thành tiên cưỡi hạc đi chơi và đã đỗ ở đây.
2. Khi lầu này mới mở, có một đạo sĩ vào uống rượu, uống xong ra sân dơ tay lên trời vẫy. Một con hạc sà xuống và đạo sĩ cưỡi lên lưng con hạc bay đi trước mắt các thực khách.
3. Còn chuyện nữa là khi đạo sĩ uống rượu xong không có tiền trả mới vẽ một con hạc lên trên vách và bảo chủ nhân rằng: "Khi có khách hãy kêu hạc xuống múa". Chủ quán nghe theo và từ đó quán chật khách vào uống rượu và xem hạc vũ. Ít lâu sau, đạo sĩ trở lại hỏi chủ quán rằng:"Tiền thâu trong bấy nhiêu ngày đã bù được tiền rượu ta thiếu bửa trước hay chưa?" Rồi cười vẫy hạc xuống cưỡi bay đi!
Lời Bình : Dĩ nhiên là tiền do con Hạc lao động làm ra quá dư tiền rượu đi chứ!! Thần tiên mà cũng uống rượu ghi sổ nửa thiệt...hết nói! Khoái là ở chỗ đó!
Từ Đường Thi của Trần Trọng Kim: Tương truyền Lý Bạch một hôm có đi qua Hoàng Hạc Lâu, thấy phong cảnh hữu tình, muốn phóng bút một vài câu thơ nhưng thấy bài Hoàng Hạc Lâu khắc ở trên vách bèn ngửa mặt than rằng:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu...
(Trước mắt có cảnh mà không thể nói được vì Thôi Hiệu đã có đề thơ ở trên rồi)
Dịch Nghĩa:
Hoàng Hạc Lâu (1)
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,(2)
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương (3)rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ (4) mơn mởn xanh tươi
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến người sinh buồn!
(1) Ở phía tây nam thành Vũ Xương
(2) Tục truyền Phí Văn Vĩ thành tiên, thường cưỡi hạc về nghỉ ở Hoàng Hạc lâu
(3) Một địa điểm bên sông Dương Tử tỉnh Hồ Bắc
(4) Khu bãi bến khúc sông thuộc Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc
Lầu Hoàng Hạc
Bản Dịch Tản Đà:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Bản Dịch Ngô Tất Tố:
Người xưa cưỡi hạc đã cao bay,
Lầu hạc còn suông với chốn nàỵ
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn,
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ baỵ
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng,
Xanh ngắt châu Anh, lớp cỏ dầỵ
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.
Bản Dịch Vũ Hoàng Chương:
Xưa cánh hạc bay vút bóng người
Nay lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc, bay bay mãi
Trắng một mầu mây, vạn vạn đời
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống, đâu quê quán ?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi !
Bản Dịch Trần Trọng Kim:
Người đi cưỡi hạc từ xưa,
Đất này Hoàng Hạc còn lưu một lầu.
Hạc vàng đi mất đã lâu,
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông.
Hán Dương cây bóng lòng sông,
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì.
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.
Home Longings
translated by H.A. Giles
Here a mortal once sailed up to Heaven on a crane,
And the Yellow-Crane Kiosque will for ever remain;
But the bird flew away and will come back no morẹ
Though the white clouds are there as the white clouds of yore.
Away to the east lie fair forests of trees,
From the flowers on the west comes a scent-laden breeze,
Yet my eyes daily turn to their far-away home,
Beyond the broad River, its waves, and its foam.
H. A. Giles (Chinese poetry in English verse, London, 1898)
Le Pavillon de la Grue Jaune
translated by P. Demiéville
Monté sur une grue jaune, jadis, un homme s'en alla pour toujours;
Il ne resta ici que le Pavillon de la Grue Jaunẹ
La grue jaune, une fois partie, n'est jamais revenue;
Depuis mille ans les nuages blancs flottent au ciel, à perte de vuẹ
Par temps clair, sur le Fleuve, on distingue les arbres de Han Yang;
Sur l'Ile des Perroquets, les herbes parfumées forment d'épais massifs.
Voici le soir qui tombẹ Où donc est mon pays natal ?
Que la brume et les vagues sont tristes sur le Fleuve!
P. Demiéville (Anthologie de la poésie chinoise classique, Gallimard, Paris, 1962)
Der Turm zum Gelben Kranich
translated by G. Debon
Auf seinem gelben Kranich flog der Weise vorseiten fort.
Der Turm zum gelben Kranich blieb allein am leeren Ort.
Und ist der Kranich einmal fortgeflogen, bleibt er uns weit.
Die Wolken aber fluten still dahin in Ewigkeit.
Dort überm Strom, ganz klar, sieht man die Bäume von Han-yang blühn;
Und auf dem Papageiensand der Gräser duftendes Grün.
Die Sonne sinkt hinab. Sag mir, wo liegt der Heimat Erde ?
Das Nebelwogen auf dem Strome macht, daß ich beklommen werde.
G. Debon (Lyrik des Ostens : China, München, 1962)
Yellow Crane Tower
Yellow Crane Tower is an imposing temple overlơking the Yangzi River. Situated at the top of Sheshan (Snake Hill), in Wuchang, the tower was originally built at a place called Yellow Crane Rock projecting over the water, hence the name. Over the centuries the tower was destroyed by fire many times, but its popularity with Wuhan residents ensured that it was always rebuilt. The current tower was completed in 1985 and its design was copied from a Qing dynasty (1644-1911) picture. The tower has 5 stories and rises to 51 meters
(168ft). Covered with yellow glazed tiles and supported with 72 huge pillars, it has 60 upturned eaves layer upon layer. It is an authentic reproduction of both the exterior and interior design, with the exception of the addition of air-conditioning and an elevator.
Legend goes that that here used to be a wine-shop opened by a young man surnamed Xin. One day, a Taoist priest, in order to thank the man for his favor of free wine, drew a magic crane on the wall and told it to dance on hearing claps. Since then, thousands of people came to see the spectacle and the wine shop was always full of guests. After 10 years, when the Taoist priest's revisit the wine shop, he played the flute and then rode on the crane to the sky. In order to memorize the supernatural encounter and the priest, the Xins built a tower here named Yellow Crane Tower.
According to records, the tower was first built in 223 A.D during the Three Kingdoms period (220-280). After completion, the tower once served as a gathering place for celebrities and poets to make merry and compose poetry. It was estimated that up to the Tongzhi Reign of the Qing dynasty, as many as 300 poems about the tower had been found in the historical literature, in which "Yellow Crane Tower" wrote by Cui Hao, a famous poet of Tang dynasty (618-907) made the tower well known throughout China.
Destroyed many times in successive dynasties, the tower was rebuilt time and again until 100 years ago when it was for the last time reduced to ashes. The present tower is the result of four years of construction beginning in 1981. The tower, 51.4 meters high, is five-storied with yellow tiles and red pillars, overlapping ridges and interlocking eaves, more magnificent than the old one. The ground floor of the new is 20 meters wide in each side and the old tower is only 15 meters wide. Therefore we can say that Yellow Crane Tower has been reconstructed instead of being renovated.
Yellow Crane Tower
Past person already gone yellow crane away
Here only remain yellow crane tower
Yellow crane once gone not return
White cloud 1000 years sky leisuredly
Clear river clear Hanyang tree
Fragrant grass parrot islet
Day dusk homeland pass what place be
Mist water river on become person sorrow
The yellow crane has long since gone away,
All that here remains is yellow crane tower.
The yellow crane once gone does not return,
White clouds drift slowly for a thousand years.
The river is clear in Hanyang by the trees,
And fragrant grass grows thick on parrot isle.
In this dusk, I don't know where my homeland lies,
The river's mist-covered waters bring me sorrow.
Huáng Hè Lóu (Pinyin)
Xï rén yî chéng huáng hè qù
Cî dì köng yú huáng hè lóu
Huáng hè yï qù bú fù fân
Bái yún qiän zâi köng yöu yöu
Qíng chuän lì lì hàn yáng shù
Fäng câo qï qï yïng wû zhöu
Rì mù xiäng guän hé chù shì
Yän bö jiäng shàng shî rén chóu
No comments:
Post a Comment