Thursday, March 21, 2013

Chuyện tình một dòng sông....

 

Trên bản đồ của nước Nga, hồ Bai Can thật rộng lớn, có hàng trăm dòng sông và con suối đổ vào hồ, duy chỉ có một con sông chạy từ hồ lên miền bắc để ra ra biển Bắc Băng Dương. Con sông ấy mang tên Lêna-một cái tên thật đẹp của dân tộc Nga. Gần biển Bắc, chạy song song với Lêna còn có một con sông khác-sông Ieniecxay. Điều dặc biệt là nếu sông Lêna nước xanh biếc như đôi mắt dịu hiền của cô gái Nga thì sông Ieniecxay lại cuồn cuộn chảy, sóng đập vào bờ trắng xóa như sức mạnh của môt chàng trai Cozac. Gần đến biển Bắc, trên dòng chảy của con sông. sừng sững môt hòn đá khổng lồ tựa trái núi, cũng từ đây hai dòng sông nhập làm một, êm ả đưa nước vào biển BẮc Băng Dương. Dòng sông Lêna va Ieniecxay đã làm nên một câu chuyện tình cảm động của các dòng sông đươc lưư truyền trong dân gian Nga.

Ông già Baican có hơn một trăm cô gái và chàng rể, cô nào cũng ngoan ngoãn, lấy chồng theo sự sắp đặt của cha-đó là lấy chồng nhưng về ở với bố mẹ vợ, vì ông ko muốn xa bất cứ một cô con gái nào. Tuy nhiên, cô con gái ut Lêna ma ông yêu quý nhất lại thầm yêu trộm nhớ chàng Ieniecxay va chàng cũng yêu nàng tha thiết.

Biết chuyện ông già Baican cũng ưng ý chàng rể tương lai vì Ieniecxay là một chàng trai can đảm, trung thực, giàu nghị lực. Nhưng khi biết Lêna và Ieniecxay ko thể ở cùng mình ma pải trở về với cha me chồng, ông già Baican đã ko đồng ý, cấm Lêna gặp người yêu. Thuyết phục, năn nỉ, câu xin cha đổi ý mãi ko được, nàng bèn quyết định trốn về Biển Bắc với người yêu.

Vào một đêm tối trời, nàng Lêna lén bỏ nhà ra đi để đến với chàng Ieniecxay. Nàng chạy, chạy mãi.... cho đến sáng thì ông già Baican phát hiện ra, liền đuổi theo để bắt con gái mình về. Nhưng ông ko thể đuổi kịp vì nàng đã đi rất xa, gần đến nhà Ieniecxay rồi!Tức giận, ông già Baican bê cả quả núi khổng lồ ném lên phía trước để chặn đường chạy của đứa con gái ngang bướng. Khi trái núi sắp rơ xuống con đường cũng là lúc Lêna đến được với Ieniecxay. Hoj nắm tay nhau để vượt qua trái núi để lai phía sau sự tức giận và đầy yêu thương của người cha già.

Giờ đây, đúng chỗ 2 con sông Lêna va Ieniecxay gặp nhau là một trái núi đứng sừng sững chắn ngang, sóng đập vào vách đá ào ào nhưng ko chặn đứng nổi dòng chảy ào ạt của 2 con sông đang nhập lại hòa cùng nhau và đổ ra Bắc Băng Dương.

Ông già Baican-sông Lêna xanh biếc-sông Ieniecxay cuồn cuọn chảy đã làm nên một câu chuyện cổ tích tuyệt vời về chuyện tình của các dòng sông. Ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, thế kỉ này qua thế kỉ khác....Dòng sông chảy rì rào thì thầm kể chuyện tình kì diệu và bất tử của nàng Lêna va chàng Ieniecxay.


..........Ai đã từng có dịp đứng bên bờ hồ Baikal, mặt đối mặt với những đợt sóng xô bờ, đều phải công nhận: Baikal thật tuyệt vời và độc đáo! Baikal không chỉ là một thắng cảnh có một không hai mà còn là một thứ tài sản đặc biệt của vùng Xibiri. Nó là một câu hỏi lớn của thiên nhiên đặt ra mà đến nay vẫn chưa có lời giải. Người ta vẫn không ngừng tranh cãi về việc hồ Baikal đã được hình thành ra sao - do sự biến đổi từ từ, tự nhiên hay do sự sụp lún bất thường của vỏ trái đất?

Với độ sâu tới 1641m, Baikal là hồ sâu nhất thế giới. Tại đây chứa đến 23.000 km³ nước (22% lượng nước toàn cầu). Nước ở hồ Baikal là loại nước ngọt rất trong, sạch và giàu oxy. Hồ có 22 hòn đảo (trong đó đảo Ônkhôn có diện tích lớn nhất) và chu vi bờ hồ trải dài trên 2100km.

Tạo hóa thật anh minh khi giấu Baikal, hồ nước đầy sức sống của hành tinh chúng ta vào giữa lòng Xibiri. Thiên nhiên đã phải mất nhiều triệu năm để tạo nên nhà máy nước sạch độc đáo này. Thường thì một chiếc hồ 10-20 nghìn năm tuổi là đã già, vậy mà Baikal vẫn còn rất trẻ mặc dù nó đã tồn tại gần 25 triệu năm. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Baikal bắt đầu già đi và cũng chưa xác định được bao giờ nó mới biến khỏi mặt đất như bao chiếc hồ khác. Ngược lại, những nghiên cứu mới đây đã cho phép các nhà địa chất nêu lên giả thuyết: Baikal có nguồn gốc từ biển. Bằng chứng là bờ hồ mỗi năm lại bị bào mòn đi 2cm, tương đương với tốc độ bị bào mòn của lục địa châu Phi và châu Mỹ La Tinh.

Nhờ các sườn dốc, bờ và đáy hồ đều được bao phủ bởi lớp đất đá tinh thể mà nước hồ Baikal rất sạch. Với các dòng chảy mãnh liệt cùng các thác nước hùng vĩ, những con sông, dòng suối đã xuyên qua những ghềnh đá hoa cương để đổ và Baikal. Duy nhất chỉ có một dòng chảy dẫn nước từ hồ ra là sông Angara.

Baikal còn khiến người ta ngạc nhiên bởi sự phong phú đặc biệt của hệ động thực vật ở đây. Trong số 2630 loài động thực vật ở Baikal có đến 60% loài không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất. Baikal giống như một phòng lab khổng lồ, nơi thiên nhiên tiến hành những thí nghiệm kỳ bí của mình. Đó là cả một thế giới hài hòa, kỳ lạ mà kề ngay bên cạnh rừng taiga có thể là vùng bán sa mạc, những đài nguyên và thảo nguyên. Tất cả cỏ cây, hoa lá, động vật, chim chóc, cả thế giới trên bờ và dưới lòng hồ sâu thẳm đã cùng nhau gìn giữ cho chúng ta một nguồn nước quý giá trong hồ.

Người dân bản địa coi Baikal như một đấng thiêng liêng và có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Baikal. Trên dòng sông Angara có một tảng đá mà ngày nay người ta vẫn đặt rất nhiều lễ vật. Họ cho rằng nếu thần hồ Bailkal mà nổi giận hất tung tảng đá này thì nước sẽ tuôn trào và nhấn chìm tất cả. Con người nơi đây trân trọng Baikal đến mức họ không cho phép mình ném dù là một hòn đá xuống hồ.

Ngay cả những du khách lần đầu đến đây cũng có thể cảm nhận được tính chất thiêng liêng của chiếc hồ này. Tuy nhiên nỗi sợ hãi trước thần hồ linh thiêng không ngăn cản họ đổ về Baikal ngày một đông hơn: Hãy cho mình một cơ hội được gặp Baikal, bạn sẽ cảm nhận được ma lực lớn lao của nó





No comments:

Post a Comment