Thursday, March 28, 2013
Tuesday, March 26, 2013
Москва, любовь моя
Bộ phim nói về một chuyện tình buồn giữa Yurico một cô gái đến từ Tokyo và chàng hoạ sỹ người Moskva Volodia tóc vàng, bóng dáng của một "người thứ ba" là anh chàng phóng viên Tokyo bạn trai của Yurico. Tất nhiên là có cảnh
"một người đi với một người
Một người đi với nụ cười hắt hiu
Hai người vui biết bao nhiêu
Một người lặng lẽ buồn thiu đứng nhìn"
Kết thúc cô gái bất hạnh đã ra đi vì căn bệnh máu trắng (lukemia) (được cho là di hoạ của Hiroshima), và chuyện tình trở thành:
"Một người lặng lẽ ra đi....
Hai người ngơ ngác buồn thiu đứng nhìn"
Xem phim nhớ lại hình ảnh Moskva, ngày diễu hành 1-5 có cả nhóm sinh viên VN ôm đàn ghi ta, và hình ảnh ký túc xá Đôm 5 với chiếc thang máy cổ kính, gợi nhớ những năm 80 ở Liên xô
Mời mọi người xem phim và bình luận về "thời thanh niên sôi nổi" của mình
Sunday, March 24, 2013
PHỤC SINH
Copy của Quang Minh
Sắp tới lễ Phục Sinh rồi! Các anh chị, các bạn đã xem truyện và bộ phim cùng tên
"Phục Sinh" chưa?
Một trong những tác phẩm bất hủ của đại văn hào Lép Tôn-x-Tôi có tên là Phục Sinh.
Nội dung của cuốn tiểu thuyết này tóm tắt như sau:
"Phục Sinh" chưa?
Một trong những tác phẩm bất hủ của đại văn hào Lép Tôn-x-Tôi có tên là Phục Sinh.
Nội dung của cuốn tiểu thuyết này tóm tắt như sau:
Theo tục lệ của Chính Thống giáo ở Nga, sau khi dự thánh lễ đêm Phục Sinh,
từng cặp chào mừng nhau. Một người xướng: "Chúa Kitô đã sống lại",
và người kia đáp: "Người đã sống lại thật"; rồi hai người ôm hôn ba lần để
trao niềm vui cho nhau. Chính lễ nghi này đã khiến ông hoàng Nêkhơliuđôp,
trong một lần về thôn quê, ôm hôn người hầu gái của bà cô mình và bỗng
xuất thần cảm nhận tình yêu. Trong khoảnh khắc thánh thiện ấy,
'tình yêu đã đạt đến tuyệt đỉnh, nơi không còn mảy may gì là suy nghĩ,
là xác thịt, mà chỉ là sự hợp nhất giữa hai người'.
Cũng vì giây phút thần thiêng ấy mà cô hầu Ca-ta-ri-na đã trở thành
người tình một đêm của ông hoàng, để rồi ông trở về thành phố mà
không còn bận tâm gì đến hành vi tệ hại của mình trong cái đêm Phục Sinh ở
thôn quê ấy.
Nhiều năm sau đó, ông hoàng Nêkhơliuđôp ngồi ghế bồi thẩm đoàn
để xem người ta kết tội một cô gái thứ dân phạm một tội không được thấy rõ rệt.
Cô gái ấy chính là Ca-ta-ri-na mà ông hoàng đã ân ái một đêm rồi xóa đi trong ký ức.
Ông nhận ra rằng hành động vô trách nhiệm của mình đã đẩy cô gái xuống vực thẳm
và giờ đây bị kết án oan. Lương tâm bừng dậy, ông đã bỏ lại tất cả vinh hoa phú quý
của mình ở đô thành để theo cô gái suốt hành trình đi đày đến tận Xi-bê-ri và chia sẻ
mọi cơ cực của những kẻ tù đày... để rồi cuối cùng đã xin được ân xá cho
Ca-ta-ri-na,
và thực chất cũng là ân xá cho chính tâm hồn mình.
từng cặp chào mừng nhau. Một người xướng: "Chúa Kitô đã sống lại",
và người kia đáp: "Người đã sống lại thật"; rồi hai người ôm hôn ba lần để
trao niềm vui cho nhau. Chính lễ nghi này đã khiến ông hoàng Nêkhơliuđôp,
trong một lần về thôn quê, ôm hôn người hầu gái của bà cô mình và bỗng
xuất thần cảm nhận tình yêu. Trong khoảnh khắc thánh thiện ấy,
'tình yêu đã đạt đến tuyệt đỉnh, nơi không còn mảy may gì là suy nghĩ,
là xác thịt, mà chỉ là sự hợp nhất giữa hai người'.
Cũng vì giây phút thần thiêng ấy mà cô hầu Ca-ta-ri-na đã trở thành
người tình một đêm của ông hoàng, để rồi ông trở về thành phố mà
không còn bận tâm gì đến hành vi tệ hại của mình trong cái đêm Phục Sinh ở
thôn quê ấy.
Nhiều năm sau đó, ông hoàng Nêkhơliuđôp ngồi ghế bồi thẩm đoàn
để xem người ta kết tội một cô gái thứ dân phạm một tội không được thấy rõ rệt.
Cô gái ấy chính là Ca-ta-ri-na mà ông hoàng đã ân ái một đêm rồi xóa đi trong ký ức.
Ông nhận ra rằng hành động vô trách nhiệm của mình đã đẩy cô gái xuống vực thẳm
và giờ đây bị kết án oan. Lương tâm bừng dậy, ông đã bỏ lại tất cả vinh hoa phú quý
của mình ở đô thành để theo cô gái suốt hành trình đi đày đến tận Xi-bê-ri và chia sẻ
mọi cơ cực của những kẻ tù đày... để rồi cuối cùng đã xin được ân xá cho
Ca-ta-ri-na,
và thực chất cũng là ân xá cho chính tâm hồn mình.
Ông hoàng Nêkhơliuđôp đã thông qua hành trình gian khổ đến với miền giá lạnh
Xi-bê-ri, đã đối diện với đau khổ, đã chứng kiến cảnh tù đày phi nhân đạo...
để rồi ông thực sự phục sinh.
Xi-bê-ri, đã đối diện với đau khổ, đã chứng kiến cảnh tù đày phi nhân đạo...
để rồi ông thực sự phục sinh.
Cuốn sách được kết thúc bằng câu sau đây:
"Kể từ đêm hôm ấy, một cuộc sống mới khởi sự cho Nêkhơliuđôp, không phải
vì điều kiện sống của ông đã thay đổi, nhưng bởi vì kể từ giây phút ấy, mọi biến
cố trong cuộc đời đều mang một ý nghĩa khác."
"Kể từ đêm hôm ấy, một cuộc sống mới khởi sự cho Nêkhơliuđôp, không phải
vì điều kiện sống của ông đã thay đổi, nhưng bởi vì kể từ giây phút ấy, mọi biến
cố trong cuộc đời đều mang một ý nghĩa khác."
Như vậy Phục Sinh ở đây chính là sự sống lại của ông hoàng Nêkhơliuđôp.
Ông đã từng vô trách nhiệm với Ca-ta-ri-na, để cô rơi vào cảnh cơ cực.
Nhưng ông đã làm lại cuộc đời, đã cứu được cô và cứu được chính
tâm hồn tội lỗi của mình!
Ông đã từng vô trách nhiệm với Ca-ta-ri-na, để cô rơi vào cảnh cơ cực.
Nhưng ông đã làm lại cuộc đời, đã cứu được cô và cứu được chính
tâm hồn tội lỗi của mình!
Tôi đã từng xem bộ phim dựng theo cuốn tiểu thuyết này và cũng từng đọc
chính bộ tiểu thuyết này từ lâu lắm rồi, nhưng lúc đó do hiểu biết còn quá
hạn hẹp nên tôi chỉ hiểu rằng Phục Sinh ở đây là Lễ Phục Sinh đã khiến
hai người gặp nhau... chứ không hiểu nổi được như ngày nay. Khi đó tôi
chỉ thấy một ông Hoàng vì thương yêu cô gái Ca-ta-ri-na mà đã dấn thân
xuống tận Xi-bê-ri…Thậm chí hồi đó tôi còn chẳng biết rằng phục sinh
có nghĩa là sống lại nữa. (Mà chỉ thấy cảnh lễ hội và quần áo đẹp... mà thôi).
Giờ đây, hàng năm cứ đến dịp Lễ Phục Sinh là tôi lại mong có một sự
Phục Sinh mạnh mẽ trong con người mình, trong một con người còn
quá nhiều khiếm khuyết...!
chính bộ tiểu thuyết này từ lâu lắm rồi, nhưng lúc đó do hiểu biết còn quá
hạn hẹp nên tôi chỉ hiểu rằng Phục Sinh ở đây là Lễ Phục Sinh đã khiến
hai người gặp nhau... chứ không hiểu nổi được như ngày nay. Khi đó tôi
chỉ thấy một ông Hoàng vì thương yêu cô gái Ca-ta-ri-na mà đã dấn thân
xuống tận Xi-bê-ri…Thậm chí hồi đó tôi còn chẳng biết rằng phục sinh
có nghĩa là sống lại nữa. (Mà chỉ thấy cảnh lễ hội và quần áo đẹp... mà thôi).
Giờ đây, hàng năm cứ đến dịp Lễ Phục Sinh là tôi lại mong có một sự
Phục Sinh mạnh mẽ trong con người mình, trong một con người còn
quá nhiều khiếm khuyết...!
Xin cho sự Phục Sinh được trở thành sự thật, cho tất cả những tâm
hồn tội lỗi đều được Phục Sinh!
hồn tội lỗi đều được Phục Sinh!
Minh i vàng
Posted by Tranquangminhitac
Saturday, March 23, 2013
Xin người ....
Để còn trắng một đợi chờ trên mây
Xin người là một vòng tay
Để còn rớt một mê say giữa đường
Xin người là một chiều sương
Để còn đọng một xót thương trong lòng
Xin người là một cuối đông
Để còn ấm một ráng hồng đầu xuân
Xin người là một rất gần
Để còn vọng một tiếng ngân dịu dàng
Việt Phương
Thursday, March 21, 2013
Tình khúc mùa đông
Tạm biệt, tạm biệt mùa đông...
Tạm biệt ánh lửa hồng..
Xa rồi vòng tay ấm...
Mùa đông, sẽ đi qua
Rồi em, cũng đi xa
Chỉ còn lại mình anh...
Ngồi hát cùng dòng sông...
Chỉ còn lại mình anh...
Nhớ về một mùa đông...
Ôi dòng sông, bây giờ tóc gió thôi bay
Ôi mùa đông, môi hồng chợt nhớ cơn say
Chiều không chút nắng,
mây bay lặng lẽ bên đời
Xa em đã mấy đông rồi
Sông xưa buồn nhớ cánh chim trời
Ngậm ngùi
Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây
Lòng anh mơ với quạt này, trăm con chim mộng về bay đầu giường
Ngủ đi em mộng bình thường, ngủ đi em mộng bình thường
Ru em sẵn tiếng, thùy dương đôi bờ
Ngủ đi em, ngủ đi em
Ngủ đi mộng vẫn bình thường
À ơi có tiếng thùy dương mấy bờ
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ
Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau
Tay anh em hãy tựa đầu cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi.
Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây
Lòng anh mơ với quạt này, trăm con chim mộng về bay đầu giường
Ngủ đi em mộng bình thường, ngủ đi em mộng bình thường
Ru em sẵn tiếng, thùy dương đôi bờ
Ngủ đi em, ngủ đi em
Ngủ đi mộng vẫn bình thường
À ơi có tiếng thùy dương mấy bờ
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ
Hồn em đã chín mấy mùa buồn đau
Tay anh em hãy tựa đầu cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi.
Chuyện tình một dòng sông....
Trên bản đồ của nước Nga, hồ Bai Can thật rộng lớn, có hàng trăm dòng sông và con suối đổ vào hồ, duy chỉ có một con sông chạy từ hồ lên miền bắc để ra ra biển Bắc Băng Dương. Con sông ấy mang tên Lêna-một cái tên thật đẹp của dân tộc Nga. Gần biển Bắc, chạy song song với Lêna còn có một con sông khác-sông Ieniecxay. Điều dặc biệt là nếu sông Lêna nước xanh biếc như đôi mắt dịu hiền của cô gái Nga thì sông Ieniecxay lại cuồn cuộn chảy, sóng đập vào bờ trắng xóa như sức mạnh của môt chàng trai Cozac. Gần đến biển Bắc, trên dòng chảy của con sông. sừng sững môt hòn đá khổng lồ tựa trái núi, cũng từ đây hai dòng sông nhập làm một, êm ả đưa nước vào biển BẮc Băng Dương. Dòng sông Lêna va Ieniecxay đã làm nên một câu chuyện tình cảm động của các dòng sông đươc lưư truyền trong dân gian Nga.
Ông già Baican có hơn một trăm cô gái và chàng rể, cô nào cũng ngoan ngoãn, lấy chồng theo sự sắp đặt của cha-đó là lấy chồng nhưng về ở với bố mẹ vợ, vì ông ko muốn xa bất cứ một cô con gái nào. Tuy nhiên, cô con gái ut Lêna ma ông yêu quý nhất lại thầm yêu trộm nhớ chàng Ieniecxay va chàng cũng yêu nàng tha thiết.
Biết chuyện ông già Baican cũng ưng ý chàng rể tương lai vì Ieniecxay là một chàng trai can đảm, trung thực, giàu nghị lực. Nhưng khi biết Lêna và Ieniecxay ko thể ở cùng mình ma pải trở về với cha me chồng, ông già Baican đã ko đồng ý, cấm Lêna gặp người yêu. Thuyết phục, năn nỉ, câu xin cha đổi ý mãi ko được, nàng bèn quyết định trốn về Biển Bắc với người yêu.
Vào một đêm tối trời, nàng Lêna lén bỏ nhà ra đi để đến với chàng Ieniecxay. Nàng chạy, chạy mãi.... cho đến sáng thì ông già Baican phát hiện ra, liền đuổi theo để bắt con gái mình về. Nhưng ông ko thể đuổi kịp vì nàng đã đi rất xa, gần đến nhà Ieniecxay rồi!Tức giận, ông già Baican bê cả quả núi khổng lồ ném lên phía trước để chặn đường chạy của đứa con gái ngang bướng. Khi trái núi sắp rơ xuống con đường cũng là lúc Lêna đến được với Ieniecxay. Hoj nắm tay nhau để vượt qua trái núi để lai phía sau sự tức giận và đầy yêu thương của người cha già.
Giờ đây, đúng chỗ 2 con sông Lêna va Ieniecxay gặp nhau là một trái núi đứng sừng sững chắn ngang, sóng đập vào vách đá ào ào nhưng ko chặn đứng nổi dòng chảy ào ạt của 2 con sông đang nhập lại hòa cùng nhau và đổ ra Bắc Băng Dương.
Ông già Baican-sông Lêna xanh biếc-sông Ieniecxay cuồn cuọn chảy đã làm nên một câu chuyện cổ tích tuyệt vời về chuyện tình của các dòng sông. Ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, thế kỉ này qua thế kỉ khác....Dòng sông chảy rì rào thì thầm kể chuyện tình kì diệu và bất tử của nàng Lêna va chàng Ieniecxay.
..........Ai đã từng có dịp đứng bên bờ hồ Baikal, mặt đối mặt với những đợt sóng xô bờ, đều phải công nhận: Baikal thật tuyệt vời và độc đáo! Baikal không chỉ là một thắng cảnh có một không hai mà còn là một thứ tài sản đặc biệt của vùng Xibiri. Nó là một câu hỏi lớn của thiên nhiên đặt ra mà đến nay vẫn chưa có lời giải. Người ta vẫn không ngừng tranh cãi về việc hồ Baikal đã được hình thành ra sao - do sự biến đổi từ từ, tự nhiên hay do sự sụp lún bất thường của vỏ trái đất?
Với độ sâu tới 1641m, Baikal là hồ sâu nhất thế giới. Tại đây chứa đến 23.000 km³ nước (22% lượng nước toàn cầu). Nước ở hồ Baikal là loại nước ngọt rất trong, sạch và giàu oxy. Hồ có 22 hòn đảo (trong đó đảo Ônkhôn có diện tích lớn nhất) và chu vi bờ hồ trải dài trên 2100km.
Tạo hóa thật anh minh khi giấu Baikal, hồ nước đầy sức sống của hành tinh chúng ta vào giữa lòng Xibiri. Thiên nhiên đã phải mất nhiều triệu năm để tạo nên nhà máy nước sạch độc đáo này. Thường thì một chiếc hồ 10-20 nghìn năm tuổi là đã già, vậy mà Baikal vẫn còn rất trẻ mặc dù nó đã tồn tại gần 25 triệu năm. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Baikal bắt đầu già đi và cũng chưa xác định được bao giờ nó mới biến khỏi mặt đất như bao chiếc hồ khác. Ngược lại, những nghiên cứu mới đây đã cho phép các nhà địa chất nêu lên giả thuyết: Baikal có nguồn gốc từ biển. Bằng chứng là bờ hồ mỗi năm lại bị bào mòn đi 2cm, tương đương với tốc độ bị bào mòn của lục địa châu Phi và châu Mỹ La Tinh.
Nhờ các sườn dốc, bờ và đáy hồ đều được bao phủ bởi lớp đất đá tinh thể mà nước hồ Baikal rất sạch. Với các dòng chảy mãnh liệt cùng các thác nước hùng vĩ, những con sông, dòng suối đã xuyên qua những ghềnh đá hoa cương để đổ và Baikal. Duy nhất chỉ có một dòng chảy dẫn nước từ hồ ra là sông Angara.
Baikal còn khiến người ta ngạc nhiên bởi sự phong phú đặc biệt của hệ động thực vật ở đây. Trong số 2630 loài động thực vật ở Baikal có đến 60% loài không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất. Baikal giống như một phòng lab khổng lồ, nơi thiên nhiên tiến hành những thí nghiệm kỳ bí của mình. Đó là cả một thế giới hài hòa, kỳ lạ mà kề ngay bên cạnh rừng taiga có thể là vùng bán sa mạc, những đài nguyên và thảo nguyên. Tất cả cỏ cây, hoa lá, động vật, chim chóc, cả thế giới trên bờ và dưới lòng hồ sâu thẳm đã cùng nhau gìn giữ cho chúng ta một nguồn nước quý giá trong hồ.
Người dân bản địa coi Baikal như một đấng thiêng liêng và có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Baikal. Trên dòng sông Angara có một tảng đá mà ngày nay người ta vẫn đặt rất nhiều lễ vật. Họ cho rằng nếu thần hồ Bailkal mà nổi giận hất tung tảng đá này thì nước sẽ tuôn trào và nhấn chìm tất cả. Con người nơi đây trân trọng Baikal đến mức họ không cho phép mình ném dù là một hòn đá xuống hồ.
Ngay cả những du khách lần đầu đến đây cũng có thể cảm nhận được tính chất thiêng liêng của chiếc hồ này. Tuy nhiên nỗi sợ hãi trước thần hồ linh thiêng không ngăn cản họ đổ về Baikal ngày một đông hơn: Hãy cho mình một cơ hội được gặp Baikal, bạn sẽ cảm nhận được ma lực lớn lao của nó
Monday, March 18, 2013
Với Trường Sa
Với Trường Sa
thơ Hồ Tĩnh Tâm
Một quần đảo nghìn đời nay vẫy gọi
Những cánh chim trời bay đến trú mưa dông
Nơi in dấu bàn chân mở lối
Của ông cha bao thế kỷ sinh tồn.
Hồn tổ quốc tạc trên từng thớ đá
Tạc trên từng bãi cát nắng như nung
Mưa xích đạo nghiêng trời tuôn xối xả
Những bãi ngầm đã hoá cuộc đời chung.
Nơi lạ lùng, một mảnh trăng đêm
Cũng xao xuyến, bồn chồn niềm mong đợi.
Trường Sa ơi, giữa trùng dương vời vợi
Tổ quốc đọng thành tên tuổi đảo quê hương.
Những người lính đem tình thương hy vọng
Xẻ chiến hào trên cát bỏng Trường Sa
Giữ lấy chủ quyền thiêng liêng ngoài biển sóng
Dù một nhành rong, một mảnh vỏ hà!
Dù một cành phong ba trụi trần trong mưa gió
Tất cả ở nơi này là nỗi nhớ đọng trong tim.
Saturday, March 16, 2013
Hồ Trên Núi
Thuyền ...ư .. thuyền
Mây ... ư ... mây
Nước ... ư ... nước
Thuyền ta ngược thuyền ta xuôi giữa dòng nước bạc nhịp chèo ta bơi
Ai đắp đập ?
Ai phá núi ?
Cho hồ nước đầy là mặt gương soi
Non xanh mà nước biếc ối a
Khoan nhạt mái chèo ( hừ là )
Khoan nhặt mái chèo ( ối a )
Núi ( ưa ) núi
Thuyền ( ưa ) thuyền ( hư )
Mây ( ư ) mây
Nước ( ư ) nước
Hư...... hư .......hư ........
Nhìn bóng chiều in ngấn nước
Ta nhìn đất trời một dòng nghiêng soi
Nghe tiếng rừng
Nghe tiếng suối xôn xang mái chèo nhịp đời sinh sôi
Thuyền về mà bến mới ôi a
Cá nặng lước đầy ( hừ là )
Cá nặng lưới đầy ( ối a ) ...
Núi ( hưa núi
Thuyền ( hưa ) thuyền ( hư )
Mây ( hư ) mây
Nước ( hư ) nước
Hư......hư ..........hư....... ..........
Hoa lúa - Thơ Hữu Loan
Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một
Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn...
Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.
(1955)
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một
Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn...
Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.
(1955)
Đèo Cả - Thơ Hữu Loan
Đèo Cả!
Đèo Cả!
Núi cao ngất!
Mây trời Ai Lao
Sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương!
Bên quán hồng quân
Người
Ngựa
Mỏi
Nhìn dốc
Ngồi than
Thương
ai
lên đường
Chầy ngày
Lạc giữa núi
Sau chân
Lối vàng xanh tuôn
Dưới cây
Bên suối độc
Cheo leo
Chòi canh
Như biên cương.
Tức
Râu
trùm
vai rộng
Không nhận ra
người làng
Rau khe
Cơm vắt
Áo phai màu chiến trường
Ngày thêm
Vượn hú
Đêm canh
Gặp hùm
Lang thang!
Gian nguy
Lòng không nhạt
Căm thù trăm năm xa
Máu nghiêng sôi dào dạt
Từ nguồn thiêng
Ông cha.
- Cầu xây chiến lũy ngất
Đây hình hài thiên hoa!
- Xâm lăng!
- Xâm lăng!
Súng
Thèm
Gươm
Khát
- Ai ngâm
Lung lay
Đêm quê nhà!
Nhớ về thăm Đèo Cả
Hậu phương từ rất xa
Ăn với nhau
Bữa heo rừng
Công thui
Chấm muối
Ngủ với nhau
Sạp rừng
Nửa tối
Biệt nhau
Rừng hoang
Canh gà
Râu ngược
Chào nhau
Bên vách núi
Giặc từ Vũng Rô bắn tới
Giặc từ trong tràn ra
Nhưng Đèo Cả
Vẫn
Giữ
Vững
Chân đèo Nam
Máu giặc
Mấy lần
Nắng khô
Sau mỗi lần thắng
Những người trấn Đèo Cả
Về bên suối
Đánh cờ
Người hái cam rừng
Ăn nheo mắt
Người vá áo
Thiếu kim
Mài sắt
Người đập mảnh chai
Vểnh cằm
Cạo râu...
Suối mang bóng người
Soi
Những
Về
Đâu ?!
(1946)
Đèo Cả!
Núi cao ngất!
Mây trời Ai Lao
Sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá bia mù sương!
Bên quán hồng quân
Người
Ngựa
Mỏi
Nhìn dốc
Ngồi than
Thương
ai
lên đường
Chầy ngày
Lạc giữa núi
Sau chân
Lối vàng xanh tuôn
Dưới cây
Bên suối độc
Cheo leo
Chòi canh
Như biên cương.
Tức
Râu
trùm
vai rộng
Không nhận ra
người làng
Rau khe
Cơm vắt
Áo phai màu chiến trường
Ngày thêm
Vượn hú
Đêm canh
Gặp hùm
Lang thang!
Gian nguy
Lòng không nhạt
Căm thù trăm năm xa
Máu nghiêng sôi dào dạt
Từ nguồn thiêng
Ông cha.
- Cầu xây chiến lũy ngất
Đây hình hài thiên hoa!
- Xâm lăng!
- Xâm lăng!
Súng
Thèm
Gươm
Khát
- Ai ngâm
Lung lay
Đêm quê nhà!
Nhớ về thăm Đèo Cả
Hậu phương từ rất xa
Ăn với nhau
Bữa heo rừng
Công thui
Chấm muối
Ngủ với nhau
Sạp rừng
Nửa tối
Biệt nhau
Rừng hoang
Canh gà
Râu ngược
Chào nhau
Bên vách núi
Giặc từ Vũng Rô bắn tới
Giặc từ trong tràn ra
Nhưng Đèo Cả
Vẫn
Giữ
Vững
Chân đèo Nam
Máu giặc
Mấy lần
Nắng khô
Sau mỗi lần thắng
Những người trấn Đèo Cả
Về bên suối
Đánh cờ
Người hái cam rừng
Ăn nheo mắt
Người vá áo
Thiếu kim
Mài sắt
Người đập mảnh chai
Vểnh cằm
Cạo râu...
Suối mang bóng người
Soi
Những
Về
Đâu ?!
(1946)
Màu Tím Hoa Sim
Màu tím hoa sim
HỮU LOAN
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu… Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
Friday, March 15, 2013
Tháng Ba nóng nhất
The lonely polar bear on a floating iceberg
Filming the bowhead whale
Có thể là global warming, suốt tuần rồi nóng trên 35 độ ...
This is the best "entertainment" in this weather.
Tuesday, March 12, 2013
Một góc Hà Nội
Ai nói Hà Nội buồn dù trời Đông ảm đạm
Hay đêm mưa dầm dề, trời trở lạnh tái tê
Ai bảo Hà Nội vào Hè là ngột ngạt
Dẫu chẳng có ngọn gió nào dỗ nín được tiếng ve
Có những cơn khát cháy trưa hè
Hà Nội là tình yêu đầu đời man mác nhớ
Có say men, mà chưa biết đam mê
Em đã đến bên anh với một phần Hà Nội
Có những buồn vui, mừng tủi, thương yêu
Có những ước mơ chỉ đến về đêm
Có những khát vọng không bao giờ hiểu nổi
Đã mơ về một thế giới thần tiên
Anh biết mà, phải vậy không anh?!
Ta có một góc Hà Nội trong sâu thẳm
Và em tin, dù chẳng thể nào tin được
Và em nhớ, dù chẳng gì đáng nhớ
Và em vẫn khát khao như chẳng thể nào nguôi...
Quê Nghèo
Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
Có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre còm tả tơi
Ruộng khô có những ông già rách vai
Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
Có người bừa thay trâu cầy
Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
Thấp thoáng bóng người bên ngòi
Tát nước với giọt mồ hôi
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy...
Bài ca chim báo bão
Trên bình nguyên bạc đầu của biển cả, gió đang dồn mây đen lại. khoảng giữa mây đen và biển rộng, chim báo bão kiêu hãnh bay lượn tựa hồ một ánh chớp đen.
Khi sà xuống sát biển, cánh chạm ngọn sóng, khi lao vút lên mây như một mũi tên, chim cất tiếng kêu, và mây nghe thấu nỗi vui mừng trong tiếng kêu ngang tàng của chim báo bão.
Trong tiếng kêu có niềm khát khao bão táp! Mãnh lực của phẫn nộ, lửa sáng của say mê và niềm tin ở chiến thắng – mây nghe rõ trong tiếng kêu này.
Đàn hải âu rên siết trước trận bão, – chúng rên rỉ, bay cuống quýt trên mặt biển và sẵn sàng dấn sâu xuống đáy biển nỗi kinh hoàng trước trận phong ba.
Lũ chim lặng cùng rên rỉ, – chúng không sao hiểu nổi niềm khoái lạc trong chiến trận của cuộc đời: chúng kinh sợ tiếng sấm của đấu tranh.
Con vịt băng khờ khạo run rẩy náu tấm thân bệu mỡ vào các ngách đá… chỉ riêng mình chim báo bão bay lượn ngang tàng và tự do trên biển dậy sóng bạc đầu!
Mây là là buông thấp dần xuống mặt biển, mỗi lúc một u ám, và sóng biển réo lên, vươn cao lên đón sấm. Sấm gầm vang dậy. Sủi bọt căm hờn, sóng cất tiếng than đáp lại lời gió. Gió ôm đoàn sóng biển trong đôi tay hùng vĩ và tung sóng lao vào vách đá trong cơn hung hãn man dại, và những khối nước khổng lồ màu ngọc bích vỡ tung toé thành muôn hạt bụi trong.
Chim báo bão cất tiếng kêu và bay lượn, tựa hồ một ánh chớp đen, như mũi tên xuyên thẳng vào mây bão, cánh sắc xé sóng bạc đầu.
Nó lao đi như một hung thần, vị hung thần đen kiêu hãnh của bão táp – và cất tiếng cười, và khóc nức nở… Nó cười lũ mây đen, nó vì vui mừng mà nức nở!
Trong tiếng sấm gầm giận dữ, chim tinh ý đã từ lâu nghe ra những âm thanh mệt mỏi, chim biết chắc mây đen sẽ không che nổi ánh mặt trời, không bao giờ che nổi!
Gió rú… Sấm gầm…
Ngọn lửa xanh lè của mây bừng bừng trên vực biển. Biển hút lấy những mũi tên điện của chớp và dìm tắt trong lòng sâu. Tựa hồ những con rắn lửa, ánh phản chiếu của các tia chớp ngoằn ngoèo trên mặt biển và tan đi.
- Bão! Trận bão sắp nổi lên rồi!
Ấy là chim báo bão ngang tàng đang kiêu hãnh bay lượn giữa các ánh chớp trên mặt biển đang réo lên giận dữ; ấy là tiếng reo hò của sứ giả chiến thắng:
- Dữ dội hơn nữa; bão táp hãy nổi lên!
Maxim Gorky
(không rõ dịch giả)
Subscribe to:
Posts (Atom)