CHUỒN CHUỒN CHẾT ĐUỐI AO VƠI
Em đi để lại hoàng hôn tím
Anh về đợi nắng viết thành thơ .
Đê xanh sông Đuống
Dải lụa phù sa
Cánh buồm rách đuổi theo mây trắng
Lá vàng rải lối bước em qua .
Ao bèo gió rối
Cỏ dại um tùm
Ngày em giặt áo bên cầu vắng
Nắng đuổi chuồn chuồn đậu nón em .
Nay em đi rồi nhện giăng đầu ngõ
Con phù du không dệt cửi bờ ao
Con chuồn chuồn đậu bờ dậu đỗ
Nhớ em tìm nón bay cao .
Ai ngóng?
Ai trông?
Ngọn cau già tóc rũ
Cúi dòm vại nước mưa ngâu
Con cung quăng nằm im giấc ngủ
Đợi em về
đo lòng dạ nông sâu .
Chân không đi
Sao bụi đường bám gót
Cũng chẳng ai nghe ai những lời đường mật
Sao chiều nay vá víu cuộc đời
Như con chuồn chuồn chết đuối ao vơi
Ai vớt đâu nào
Cọc cầu ao mục nát .
Một mình anh ở nhà
Vui không buồn hát
Võng trưa hè chùng tao.
Yên Viên, 1961
PHAN ĐẮC LỮ
MÀU HOA CẢI
Lần đầu về quê em
Quanh co đường ngoại ô
Nắng mai buông vàng hoa cải
Nắng hồng lên môi cô gái
Nón nghiêng nghiêng che nụ cười .
Vườn nhà em cuối đông
Những luống cải lên ngồng
Vàng tươi như sắc nắng
Em nhìn tôi thẹn thùng .
Bàn tay em bướm lượn
Hái những nụ hoa vàng
Ngày mai đi chợ sớm
Phiên chợ xuân họp cuối làng .
Từ đấy tôi yêu màu hoa cải
Nơi công trường xa xôi
Tôi nhớ người con gái
Đem màu hoa làm xáo động hồn tôi .
Ba năm sau tôi về
Đường ngoại ô rắc đầy xác pháo
Vườn nhà em vắng lặng
Nắng không vàng màu hoa cải
Đàn bướm dạt bờ ao…
Mẹ bảo:
Cuối mùa thu năm trước
Em nó đi lấy chồng
Bên thôn Đoài xa lắc
Nay tay bế tay bồng
Vườn không người chăm sóc
Cỏ dại mọc um tùm…
\Ba năm qua tôi lầm lũi
Bụi công trường phủ trắng mái đầu xanh
Cậu "công tử" Sài gòn áo vá vai
Quần bảo hộ(*) đệm mông đệm gối
Đôi dép lê mòn vẹt rách tanh bành
Tôi chẳng dám về gặp em lần cuối
Cô gái Hoàng Mai nõn nà áo lụa
Thoáng heo may là đôi má ửng hồng
Nay thì em đã theo chồng
Về bên thôn Đoài xa lắc
Bài thơ xuân gói ghém trái tim son
Tôi viết tặng em- em vẫn giữ .
Tôi lại ra đi quên tháng năm
Mang tình yêu thoảng chút hương trầm
Mắt em giữ lại màu hoa cải
Tôi trở về nơi cát bụi lầm.
Làng Hoàng Mai – Ha Nội, Xuân 1960
PHAN ĐẮC LỮ
(*) Quần bảo hộ lao động
Em đi để lại hoàng hôn tím
Anh về đợi nắng viết thành thơ .
Đê xanh sông Đuống
Dải lụa phù sa
Cánh buồm rách đuổi theo mây trắng
Lá vàng rải lối bước em qua .
Ao bèo gió rối
Cỏ dại um tùm
Ngày em giặt áo bên cầu vắng
Nắng đuổi chuồn chuồn đậu nón em .
Nay em đi rồi nhện giăng đầu ngõ
Con phù du không dệt cửi bờ ao
Con chuồn chuồn đậu bờ dậu đỗ
Nhớ em tìm nón bay cao .
Ai ngóng?
Ai trông?
Ngọn cau già tóc rũ
Cúi dòm vại nước mưa ngâu
Con cung quăng nằm im giấc ngủ
Đợi em về
đo lòng dạ nông sâu .
Chân không đi
Sao bụi đường bám gót
Cũng chẳng ai nghe ai những lời đường mật
Sao chiều nay vá víu cuộc đời
Như con chuồn chuồn chết đuối ao vơi
Ai vớt đâu nào
Cọc cầu ao mục nát .
Một mình anh ở nhà
Vui không buồn hát
Võng trưa hè chùng tao.
Yên Viên, 1961
PHAN ĐẮC LỮ
MÀU HOA CẢI
Lần đầu về quê em
Quanh co đường ngoại ô
Nắng mai buông vàng hoa cải
Nắng hồng lên môi cô gái
Nón nghiêng nghiêng che nụ cười .
Vườn nhà em cuối đông
Những luống cải lên ngồng
Vàng tươi như sắc nắng
Em nhìn tôi thẹn thùng .
Bàn tay em bướm lượn
Hái những nụ hoa vàng
Ngày mai đi chợ sớm
Phiên chợ xuân họp cuối làng .
Từ đấy tôi yêu màu hoa cải
Nơi công trường xa xôi
Tôi nhớ người con gái
Đem màu hoa làm xáo động hồn tôi .
Ba năm sau tôi về
Đường ngoại ô rắc đầy xác pháo
Vườn nhà em vắng lặng
Nắng không vàng màu hoa cải
Đàn bướm dạt bờ ao…
Mẹ bảo:
Cuối mùa thu năm trước
Em nó đi lấy chồng
Bên thôn Đoài xa lắc
Nay tay bế tay bồng
Vườn không người chăm sóc
Cỏ dại mọc um tùm…
\Ba năm qua tôi lầm lũi
Bụi công trường phủ trắng mái đầu xanh
Cậu "công tử" Sài gòn áo vá vai
Quần bảo hộ(*) đệm mông đệm gối
Đôi dép lê mòn vẹt rách tanh bành
Tôi chẳng dám về gặp em lần cuối
Cô gái Hoàng Mai nõn nà áo lụa
Thoáng heo may là đôi má ửng hồng
Nay thì em đã theo chồng
Về bên thôn Đoài xa lắc
Bài thơ xuân gói ghém trái tim son
Tôi viết tặng em- em vẫn giữ .
Tôi lại ra đi quên tháng năm
Mang tình yêu thoảng chút hương trầm
Mắt em giữ lại màu hoa cải
Tôi trở về nơi cát bụi lầm.
Làng Hoàng Mai – Ha Nội, Xuân 1960
PHAN ĐẮC LỮ
(*) Quần bảo hộ lao động
Sent from my iPad
No comments:
Post a Comment