Friday, January 28, 2011

TRONG BÓNG NGÔI NHÀ XƯA...

29-01-2011

 

Trong bóng ngôi nhà xưa trùm phủ, tôi như được trở về những năm tháng xưa mà tôi tưởng chẳng còn cơ hội nào trở về nữa. Ảnh: khuquanhanh.vn

Nguyễn Quang Thiều
Mỗi lần về quê, tôi thường đến thăm ngôi nhà của ông bà ngoại tôi. Và lúc nào cũng vậy, tràn ngập trong tôi là sự nuối tiếc và những tiếng vọng mơ hồ da diết khi tôi đứng trong khuôn viên ngôi nhà ấy.
Gia đình ông bà ngoại tôi được liệt vào gia đình địa chủ. Nhưng những chuyện đau lòng đã không xảy ra với một gia đình địa chủ như gia đình ông bà ngoại tôi. Có lẽ vì là địa chủ nhưng ông bà ngoại tôi đã che giấu cán bộ Việt Minh trong những năm làng tôi nằm trong vùng tạm chiếm và hai bác tôi đi theo cách mạng hoạt động bí mật từ năm 18 tuổi.
Bây giờ ông bà ngoại tôi, các bác tôi và cả mẹ tôi cũng đã thành người thiên cổ. Các anh con các bác tôi hầu hết công tác ở thành phố đã nghỉ hưu nhưng cũng chẳng ai về sống ở quê. Chỉ còn lại một người anh dạy học ở quê và trông coi ngôi nhà ấy luôn. Khi tôi khoảng 10 tuổi thì hầu như ngày nào tôi cũng đến nhà ông bà ngoại vì cùng làng. Một trong những điều đặc biệt lôi cuốn tôi đến đó là nhà ông bà ngoại tôi có một tủ sách với gần 2000 đầu sách.
Trong những năm tháng xa xưa ấy mà một gia đình nông thôn có tủ sách như vậy quả là một điều kỳ lạ. Có được tủ sách ấy là vì một người bác tôi làm cán bộ nghiên cứu lịch sử Đảng và một người con trai bác tôi có ước mơ trở thành nhà văn. Sau ày khi tôi viết văn, anh con bác tôi thường bảo tôi viết văn là do dòng máu bên ngoại. Anh tôi dạy học. Có bao nhiêu tiền chỉ để giành mua sách. Mỗi năm nghỉ hè, anh tôi lại kéo một chiếc xe ba gác chở sách đi gần 20 cây số từ trường về nhà.
Những buổi trưa mùa hạ, tôi thường chọn bất cứ một cuốn sách nào trên giá sách và ra vườn. Tôi trải chiếu dưới gốc cây khế bên cạnh chiếc hồ bán nguyệt trước nhà ông bà ngoại nằm đọc sách. Hồi ấy, chiếc hồ bán nguyệt thả bèo tai chuột để làm trong nước. Thành giếng phủ kín rêu. Ngày đó, tất cả những chiếc giếng trong làng đều thả bèo tai chuột hoặc bèo ong.
Trước cửa nhà ông bà ngoại tôi là một chiếc bể khổng lồ đựng nước mưa có mái vòm. Mỗi khi thau bể, các anh tôi phải buộc nối hai chiếc thang tre mới bắc được đến đáy bể. Tôi đã một lần được các anh cho leo thang xuống bể. Không khí trong bể mát lạnh. Tôi thích kêu lên " oa oa" cho tiếng kêu của tôi vọng mãi trong vòm bể rộng. Chiếc bể đựng nước mưa bây giờ vẫn còn sử dụng, nhưng chiếc giếng bán nguyệt thì bị bỏ hoang. Đã nhiều lần tôi nói với anh tôi tu sửa lại chiếc giếng để thả lại bèo tai chuột hoặc trồng sen nhưng vì lý do gì đó mà anh tôi không làm.
Trong tháng Mười vừa qua, tôi về quê sửa lại ngôi nhà của bố mẹ tôi. Tôi sửa lại ngôi nhà ấy theo những gì tôi biết khi còn nhỏ. Sau chiến tranh, ngôi nhà của tôi ở quê bị thay thế bằng những vật liệu thời hiện đại. Và nó mất đi vẻ đẹp và sự gần gũi lạ lùng thuở trước. Tôi bóc hết lớp gạch men Trung Quốc loáng bóng lát nền nhà và thay vào đó là gạch bát đỏ. Hàng cột xi măng dọc hiên nhà được trả lại bằng những cái cột gỗ lõi mít. Chân kê cột là những phiến đá xanh được đục bằng tay. Những phiến đá xanh kê cột này tôi tìm thấy vứt lăn lóc trong góc vườn của ông bà ngoại tôi bị cỏ dại mọc trùm lên. Các anh tôi đã sửa ngôi nhà của ông bà ngoại tôi bằng những vật liệu hiện đại bóng bẩy. Vì thế các anh tôi vứt hết những phiến đá kê cột có hàng trăm năm ra góc vườn. Khi ngôi nhà sửa xong, tôi run lên vì vẻ đẹp giản dị và ấm áp của nó. Tôi đã ngồi trên hiên nhà suốt buổi chiều trong tĩnh lặng để cho ký ức và hình ảnh xưa của ngôi nhà trở về.
Trong bóng ngôi nhà xưa trùm phủ, tôi như được trở về những năm tháng xưa mà tôi tưởng chẳng còn cơ hội nào trở về nữa. Và ở nơi ký ức tôi trở về ấy, tôi gặp lại ông bà nội tôi, gặp lại bố mẹ tôi. Chính những hình ảnh của ngôi nhà, không gian của ngôi nhà và màu sắc xa xôi của ngôi nhà như những tấm gương phản chiếu quá khứ. Trong những tấm gương ấy, tôi được nhìn thấy những gì đã biến mất. Nó làm cho tâm hồn tôi ngập tràn những điều kỳ diệu và thân yêu mà tôi đã có nhưng cứ chập chờn đâu đấy như ở tận chân mây cuối trời.
Trong bộ phim Bố Già, tôi xúc động khôn nguôi về một hình ảnh cho dù xem bộ phim đó cả chục lần. Đó là hình ảnh trùm mafia Michael trở về ngôi nhà cổ của ông bà ông ta ở vùng đảo Sicily khi ông ta đã già và từ giã công việc của một trùm mafia. Michael không ở lại New York trong những biệt thự sang trọng mà trở về và chết trong ngôi nhà đó. Tôi nghĩ đó là quà tặng của cuộc đời này cho ông ta. Nhì ngôi nhà của ông bà, cha mẹ ông trùm Michael, tôi thấy vô cùng thân thương cho dù ngôi nhà đó không có một sợi dây liên hệ nào với tôi. Nhưng vẻ đẹp giản dị, thẳm sâu và bình yên của nó làm tôi vô cùng xúc động.
Những buổi chiều trong ngôi nhà của ông bà ngoại tôi là những buổi chiều thẳm sâu ký ức. Bên ô cửa gỗ nhỏ mở ra vườn là bộ tràng kỷ cổ. Tôi trở về và thường thích ngồi vào đó. Ngôi nhà buổi chiều loang lổ bóng tối. Thứ ánh sáng như thế trong ngôi nhà thường gợi mở và đưa tôi trở về quá khứ. Một quá khứ của bà ngoại tôi ngồi nhai trầu và kể cho lũ cháu nghe những câu chuyện xa xưa. Một ký ức của đời sống thôn quê giản dị và thanh tao. Một ký ức của đời sống thanh bình và chầm chậm như sự mở cánh của những bông hoa nhài bên cạnh chiếc bể nước có mái vòm cổ kính mọc đầy rêu và có cả một hai khóm dương xỉ. Những lúc như thế, tôi thấy toàn bộ những người thân yêu trong gia đình ông bà ngoại tôi đã mất hiện về.
Tôi không làm sao có được cảm giác ấy trong những ngôi nhà bê tông, mái bằng quét màu xanh đỏ đang ngày càng mọc lên ở các làng quê và giết dần giết mòn những gì làm lên văn hóa ngàn đời của những làng quê đó. Nửa năm trước, chiếc cổng ngõ vào nhà ông bà ngoại tôi cũng bị các anh tôi phá đi để xây một cái cổng mới có cửa sắt. Khi nhìn chiếc cổng đó, tôi như kẻ bị cướp đi mất một nửa ký ức.
Tôi không có quyền trách móc các anh tôi. Nhưng tôi thấy lòng hoang mang và ngập tràn một nỗi buồn. Chiếc cổng xưa với một dòng chữ nho mà tôi cũng chưa một lần có nhu cầu biết nội dung dòng chữ ấy luôn luôn làm tôi xúc động khi bước qua đó. Sau cái cổng ngõ đã sứt mẻ đôi chỗ và có cả một cây si mọc trên mái cổng do một con chim ăn quả si thả hạt lên đó là một thế giới tinh thần của tôi. Nhưng giờ đây đã đổi thay. Cái cổng đó là cái cổng để tôi có thể đi từ hiện tại về quá khứ để gặp lại những người thân yêu đã khuất giờ như bị lấp, bị bịt đi một nửa.

Tuesday, January 4, 2011

Four seasons - Spring - Summer - Autumn - Winter ....

ảnh from blog Dong A, video clip from Spring-Summer-Autumn-Winter and Spring ... của Kim Ki-Duk




Samsara - một huyền thoại Phật giáo đậm mầu sắc triết lý ....


Xuân Hạ Thu Đông

Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mãn Giác

Monday, January 3, 2011

Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh

Nguyễn Tường Thiết








Tranh 
Tháng 10 năm 2010 vừa qua một họa phẩm hiếm quí của Nhất Linh đã được bán đấu giá tại Hồng Kông.
Sotheby’s nhà bán đấu giá nghệ phẩm danh tiếng cho biết lần đầu tiên một bức họa của Nguyễn Tường Tam được bầy bán trên thị trường thế giới. Bức họa mang tên Cảnh Phố Chợ Đông Dương (Scène de Marché de rue Indochinois) vẽ trên vải lụa, khổ 20×36 IN, thực hiện trong khoảng năm 1926-1929, do một tư nhân bên Pháp đặt bán với giá khởi đầu 25,000-32,200 Mỹ kim.
Sotheby’s trang trọng giới thiệu bằng Anh ngữ tác giả Nguyễn Tường Tam và bức họa của ông mà tôi tạm dịch sang tiếng Việt như sau:
Cảnh Phố Chợ Đông Dương đánh dấu lần đầu tiên một họa phẩm của Nguyễn Tường Tam xuất hiện trên thị trường quốc tế. Sinh năm 1905* tại Hải Dương (Bắc Việt) trong một gia đình nghèo Nguyễn Tường Tam khi còn rất nhỏ tuổi đã sớm mất cha, một vị thông phán. Mặc dù gặp nghịch cảnh khó khăn tất cả bẩy người con của gia đình Nguyễn Tường đã cố vươn lên để sau này trở thành những người nổi danh có những đóng góp đáng kể cho đất nước và cho nền văn hóa Việt Nam.
Nguyễn Tường Tam, bút hiệu Nhất Linh, cùng với người bạn văn Khái Hưng, đã sáng lập ra hội văn hóa Việt Nam nổi tiếng mang tên Tự Lực Văn Đoàn. Ông cũng là sinh viên đợt đầu tiên của Trường Mỹ Thuật Hà Nội. Bạn cùng lớp với ông có Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thu, Georges Khán, Công Văn Trung và Lê Ang Phan, những người mà sau này được xem là tầng lớp họa sĩ tiền phong cho nền hội họa Việt Nam hiện đại.
Cảnh Phố Chợ Đông Dương với màu sắc ấm cúng và tinh tế, với đường nét duyên dáng trên vải lụa thanh tú đã thể hiện hết vẻ đẹp tuyệt vời của tranh lụa vốn là nét độc đáo của Trường Mỹ Thuật Hà Nội. Mô tả cảnh sinh hoạt rộn rịp của một ngôi chợ điển hình miền Nam bộ, với đàn bà và trẻ con làm chủ điểm, bức tranh cho thấy sự lưu tâm của người nghệ sĩ đối với đời sống xã hội, và có lẽ nó hé mở cho thấy tương lai của ông sau này là người rất nhậy cảm trước những biến chuyển về xã hội cũng như về văn hóa của đất nước ông.
Năm 1927, mặc dù có thực tài vẽ, Nguyễn Tường Tam đã tự ý rời bỏ Trường Mỹ Thuật để theo đuổi nghề báo và viết văn, với sự luyến tiếc vô cùng của các giáo sư nhà Trường, đặc biệt là của họa sĩ kiêm giám đốc Victor Tardieu. Nhà cầm quyền Pháp hồi ấy không mấy yên tâm về quyết định của ông vì đây là một thời kỳ chuyển tiếp của Đông Dương: một thời kỳ cách tân từ cũ qua mới làm lay động cấu trúc xã hội và chính trị trên mảnh đất thuộc địa này của người Pháp.
Để có thể trở thành một “nghệ sĩ tự do,” Nguyễn Tường Tam tiếp tục vẽ tranh lụa và mở vài cuộc triển lãm ở Hà Nội, Sài Gòn và Nam Vang. Không một ai biết chắc là hồi trẻ ông đã vẽ bao nhiêu bức tranh. Mặt khác những tiểu thuyết của ông được xem là có tính cách mạng và ông bị mật thám Pháp theo dõi kỹ.
Sau năm 1929, Tam thôi vẽ và thành lập báo Phong Hóa ở Hà Nội, một tờ báo nổi tiếng và là cơ quan tiền phong cổ vũ cho sự đổi mới, đả phá những ý niệm cổ hủ thay bằng những tư tưởng tiến bộ, đưa đến sự tiến hoá về xã hội cũng như về giáo dục.
Tam không những được xem là vị lãnh đạo trên địa hạt văn học nghệ thuật, ông còn là tiểu thuyết gia mới hàng đầu, đồng thời là một chính trị gia được nhiều người biết tới. Ít người biết ông là một họa sĩ bởi lẽ trải qua bao nhiêu biến cố và thời gian không còn bao nhiêu họa phẩm của ông sống sót. Một bức tranh với khổ khá lớn và được bảo tồn kỹ như bức tranh này, Cảnh Phố Chợ Đông Dương quả là họa phẩm cực hiếm, bởi vì không những không còn nhiều những tranh như thế tồn tại, mà còn bởi vì nó cung cấp thêm một cái nhìn quan trọng vào trong di sản của ông, một trong những người Việt Nam Mới tiền phong nổi danh.
(Modern and Contemporary Southeast Asian Painting, Hong Kong 4 October 2010, trang 116)
*
Tháng 10 vừa qua tôi nhận được từ nam Cali một cú điện thoại khiến tôi sửng sốt. Bác sĩ Hà Quốc Thái–một người tôi quen biết–báo cho tôi là ở Hồng Kông họ vừa bán đấu giá một bức tranh của ông cụ tôi. Anh Thái là một người sưu tập tranh quí, anh tỏ ý tiếc là đã không mua được bức tranh ấy vì đã có người trả quá cao (trên Sotheby’s website bức tranh đã được bán với giá 596,000 Hồng Kông đô-la, khoảng 75,000 Mỹ kim). Mặc dù chưa nhìn thấy bức tranh mà chỉ nghe anh Thái nói đó là một bức họa lớn vẽ cảnh chợ trên vải lụa và ký tên TAM, tôi đặt ngay câu hỏi về tính trung thực của bức tranh ấy. Bởi nhiều lẽ: thứ nhất là sau gần nửa thế kỷ sưu tập những di cảo của ông cụ tôi chưa hề trông thấy hoặc nghe nói đến một bức tranh nào tương tự như thế, thứ hai là trong tất cả tài liệu và tranh vẽ của ông cụ mà tôi cất giữ đều ký tên hoặc là NHẤT LINH hoặc là TƯỜNG TAM, chứ không bao giờ ký TAM không thôi. Thấy tôi tỏ ý nghi ngờ anh Thái hứa gửi tôi quyển sách của nhà Sotheby’s để tôi so chữ ký ông cụ và anh cũng nói thêm nhà bán đấu giá Sotheby’s là một cơ quan uy tín quốc tế rất lâu đời không bao giờ có chuyện họ bán một bức tranh giả mạo. Sau khi nhận được quyển sách nhìn chữ ký và so với chữ TƯỜNG TAM ký trên bức thư từ chức Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của ông cụ thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa: chữ Tam ký trên tranh giống chữ Tam trên bức thư. Bức tranh này được vẽ khi ông cụ tôi ở trong khoảng từ 20 đến 23 tuổi, có lẽ hồi đó ông chưa có bút hiệu Nhất Linh.
Nhìn bức tranh tôi bàng hoàng. Mối xúc động đó của tôi hoàn toàn có tính cách cá nhân. Ðó là tâm trạng của một đứa con lần đầu tiên được nhìn thấy một họa phẩm mà nó chưa từng nhìn thấy của người cha thân yêu. Hơn thế nữa bức tranh như một cánh cửa vừa hé mở lộ ra một phần đời của cha nó mà nó chưa hề biết tới.
Tôi nhìn bức tranh mà như không nhìn tranh. Hình ảnh hiện lên trong tôi là tác giả bức tranh ấy, một cậu thanh niên mới ngoài 20 tuổi, đứng trước một giá vẽ họa cảnh phố chợ Sài Gòn gần 90 năm xưa.
Tôi tự hỏi tại sao bức tranh này lại là cảnh phố chợ ở Sài Gòn mà không phải là cảnh chợ Hà Nội hay một làng quê đất Bắc? Dịp nào mà cha tôi trong thập niên 20 của thế kỷ trước đã có phòng triển lãm tranh ở Sài Gòn và Nam Vang? Nguyên do nào khiến ông đã phiêu lưu rời xa Hà Nội sớm thế khi ông mới hai mươi mấy tuổi đầu?
Tôi tìm thấy câu trả lời trong vài dòng ngắn ngủi sau đây khi đọc lại tiểu sử Nhất Linh. Thụy Khuê trong cuốn sách Nhất Linh, người nghệ sĩ người chiến sĩ, cho biết: “Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao Tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên làm thư ký sở tài chính Hà Nội, kết duyên văn nghệ với Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, viết Nho Phong. Lấy vợ và theo ban cao đẳng. Lúc đầu, năm 1924 học thuốc được một năm thì bỏ, chuyển sang học Mỹ Thuật, được một năm cũng bỏ. Năm 1926 Nguyễn Tường Tam vào Nam, gặp Trần Huy Liệu, Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh, hai người này bị bắt, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học”.
Như vậy là trong thời gian ở Sài Gòn và Nam Vang cha tôi đã sống bằng nghề vẽ. Ông tổ chức những buổi triển lãm để bán tranh và một trong những bức ấy có một người (Việt hay Pháp?) mua được đem qua Pháp để hơn 80 năm sau bán đấu giá ở Hồng Kông: đó là bức tranh tôi đang nhìn ngắm được chụp lại và in trong cuốn sách của nhà Sotheby’s.
Ngắm bức tranh tôi ngẩn ngơ. Lần đầu tiên tôi thấy một họa phẩm lớn của ông vẽ trên vải lụa. Những bức tranh mà tôi sưu tập được là những bức nhỏ cha tôi vẽ sau này, phần lớn là những bản phác họa trên giấy vẽ hoa lan, vẽ phong cảnh Ðà Lạt… Trước sau tất cả các họa phẩm này đều toát lên một vẻ đẹp thật sự của tài hoa.
Mặc dù sau năm 1929 ông cụ tôi không sống về nghề vẽ như một họa sĩ chuyên nghiệp nhưng lòng mê say hội họa của ông vẫn theo ông cho đến cuối đời. Ông dùng tài vẽ của mình, theo từng giai đoạn, hoặc để làm báo, hoặc vẽ theo cảm hứng. Với báo Phong Hóa và Ngày Nay trước kia ông ký tên Ðông Sơn và sau này với Văn Hóa Ngày Nay ông ký tên Nhất Linh trên những bức vẽ. Phần lớn những tranh tôi giữ được là những bức cha tôi vẽ theo cảm hứng trải qua nhiều giai đoạn của đời ông.
Từ bức tranh Cúc Xưa vẽ ở Hồng Kông năm 1948,

CucXuabyNhatLinh

bức Cathédrale de Bourges ở Paris năm 1954
Hinh2_Bourges_NhatLinh

cho đến bức Phong cảnh Ðà Lạt năm 1958 …
Nhat_Linh_book_cover

Ðặc biệt là trong những năm 1956-58 hồi chúng tôi ở Ðà Lạt, tôi chứng kiến cha tôi trong những buổi đi chơi xa hoặc đi tầm lan ông thường vẽ phác phong cảnh và hoa phong lan trên một cuốn sổ tay. Thời gian này tôi thấy ông vẽ còn nhiều hơn là ông viết nữa.

NhatLinhTranhPhongLan Hoa Phong Lan của Nhất Linh (28/10/1957)
 
Bức tranh Cảnh Phố Chợ Ðông Dương mới khám phá này còn gây cho tôi thêm một thắc mắc. Vì lẽ gì mà người nghệ sĩ trẻ tuổi tài hoa ấy lại tự ý rời bỏ Trường Mỹ Thuật để theo đuổi nghề báo và viết văn?
Ðể trả lời cho câu hỏi này một người bạn của ông cụ tôi, nhà văn Trương Bảo Sơn, giải thích: “Ở trường Mỹ Thuật anh tin tưởng đời anh sẽ là một họa sĩ, thực là thích hợp với tâm tồn nghệ sĩ của anh. Anh mê say hội họa, nhưng rồi sau một năm, một hôm cùng bạn theo giáo sư về vùng quê vẽ mấy con trâu, anh nhận thấy cái cảnh nghèo khổ của dân quê và sự vô lý của công việc anh đang làm: trong lúc dân chúng bao nhiêu người còn phải sống trong cảnh “bùn lầy nước đọng”, anh lại có thì giờ đi vẽ trâu”.
Ông Trương Bảo Sơn là người rất thân cận với ông cụ tôi, chắc hẳn là đã được nghe chính ông cụ tôi tâm sự, nên đoạn trích của ông về lý do ông cụ bỏ hội họa là cực kỳ quí giá và quan trọng vì phản ảnh đúng tâm trạng ông cụ tôi.
Mặc dù không còn gì để nghi ngờ nữa tôi vẫn muốn tìm hiểu thêm lý do khiến ông cụ tôi bỏ vẽ và tôi đã được soi sáng hơn khi đọc kỹ lại truyện ngắn Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh. Trong truyện tác giả Tam của bức tranh kia hoá thân thành nhân vật Doãn. Chỉ khác một điều: Tam là họa sĩ trước khi Đi Tây. Còn Doãn là họa sĩ khi từ Pháp trở về.
Nhất Linh tả hoạ sĩ Doãn vẽ cảnh chợ ở một làng quê, gần gũi với cảnh chính ông vẽ trong bức Cảnh Phố Chợ Đông Dương:
Biết là có phiên chợ, Doãn dậy sớm ra ngồi ở hàng nước đầu làng để đón những người gồng gánh đi qua. Chàng cần lấy dáng điệu một bọn người gánh hàng, vì chàng đương làm dở một bức bình phong sơn vẽ cảnh chợ nhà quê.
Doãn vẽ mỏi cả tay mà vẫn còn muốn vẽ. Giở cuốn sổ tay xem lại, chàng thấy nhiều dáng rất linh động. Nhưng chàng vẫn nhận thấy nó sai hẳn sự thực; người ở trang giấy đẹp đẽ, sạch sẽ khác xa những người thật xấu xí, bẩn thỉu, tiều tụy đi diễn qua trước mắt chàng từ sáng đến giờ…
Nhất Linh diễn tả tâm trạng của Doãn khi vẽ một cảnh nghèo khó như sau:
Doãn lim dim mắt nhìn cái mái nhà gió đêm qua thổi bay từng mảnh để hở cả rui tre. Chàng toan chữa lại bức tranh, nhưng sao lại thôi, vì chàng cho thế là vụn vặt quá. Những cái mái nhà thủng làm chàng lo sợ; nếu mai kia họ đem rạ mới lợp lại, màu mái nhà đổi khác thì bức tranh của chàng đành vứt đi. Chàng cúi xuống vẽ thật mau. Được một lúc chàng tự nhiên mỉm cười vì một ý ngộ nghĩnh thoáng hiện trong óc:
– Mình chỉ cốt vẽ, muốn cho người ta ở nhà dột mãi, không cho người ta lợp lại mái nhà nữa…
Rồi chàng buồn rầu tự hỏi làm sao họ lại có thể sống trong cái nhà đó được.
Người họa sĩ trong truyện cuối cùng tìm thấy chân lý: đó là sự khám phá ra vẻ đẹp thứ hai trong Hai Vẻ Đẹp của cuộc đời:
Doãn táy máy rứt một cây cỏ đưa lên miệng nhai lá. Mùi đất ở rễ cỏ chàng tưởng như một mùi thơm của thời quá vãng còn vương lại, để chàng nghĩ đến cái ý nghĩ của quê hương. Doãn thấy mình đã bao lâu nay sống ở giữa chốn quê như một người xa lạ; bây giờ chính những cảnh nhem nhuốc của quê hương đã kích thích chàng, xúi giục chàng quay về với quê hương và mong mỏi cho quê hương trở nên đẹp đẽ. Đời của đám dân quê đã bao lâu bị chàng thờ ơ, lạnh nhạt, bỏ quên như xác những con vờ bên sông kia, từ lâu chàng sẽ săn sóc tới.
Thoáng một lúc chàng thấy hiện ra, trên những làng xóm ngủ yên, in bóng xuống các ruộng nước rải rác ở chân trời, những cảnh đẹp khác hẳn những cảnh đẹp vẫn phô diễn trong tranh: đó là những cảnh đời đẹp đẽ sáng sủa mà mấy tháng trước đây chàng đã có lần tưởng đến, nhưng cho là không bao giờ thành được sự thực. Doãn ngẫm nghĩ:
– Ta phải hết lòng đi tìm cái đẹp ấy cho người khác, cũng như là bấy lâu ta đi tìm cái đẹp về hình sắc để ghi trên vải lụa.
*

Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh nói lên hết.
Từ hội họa chàng họa sĩ đã nhìn thấy một cái đẹp khác: vẻ đẹp cao cả của cách mạng làm cho đời tốt hơn.
Và chàng sau đó đã thực sự lên đường đi tìm vẻ đẹp thứ hai cho đời ông và cho quê hương ông. Hành trang lên đường là điều tâm niệm sau đây của André Gide mà ông đã đặt làm lời mở cho truyện Hai Vẻ Đẹp:
Anh phải luôn luôn tự nhủ rằng đời người có thể đẹp đẽ hơn: đời của anh và đời của những người khác.

Nguyễn Tường Thiết


* Nguyễn Tường Tam sinh ngày 25-7-1906 nhưng bởi muốn đủ tuổi để đi thi, ông đã làm lại giấy khai sinh tăng thêm một tuổi, do đấy trên giấy tờ ghi ngày sinh là 1-2-1905. (Chú thích của NTT)

Sunday, January 2, 2011

A beautiful song about Enrico Caruso






Caruso

Qui dove il mare luccica,
e tira forte il vento
sulla vecchia terrazza
davanti al golfo di Surriento

Un uomo abbraccia una ragazza
dopo che aveva pianto
poi si schiarisce la voce,
e ricomincia il canto

Te voglio bene assai
ma tanto tanto bene sai
E  una catena ormai
che scioglie il sangue dint'e vene sai

Vide le luci in mezzo al mare,
pens alle notti l  in America
ma erano solo le lampare
e la bianca scia di un'elica

Guardo  negli occhi la ragazza,
quegli occhi verdi come il mare
poi all'improvviso usci una lacrima
e lui credette di affogare

Te voglio bene assai
ma tanto tanto bene sai
E  una catena ormai
che scioglie il sangue dint'e vene sai... (điệp khúc vút cao - rất hay)

Ma due occhi che ti guardano,
cos vicini e veri
ti fan scordare le parole,
confondono i pensieri.

Te voglio bene assai
ma tanto tanto bene sai
E una catena ormai
che scioglie il sangue dint'e vene sai...
Caruso

Here, where the sea shines,
and the wind howls
On the old terrace
Beside the gulf of Sorrento

A man embraces a girl
After the tears
then clears his throat,
and continues the song

I love you very much
but so much, you know
It is a chain now
That heats the blood inside the veins

He saw the lights in the water;
the thought of the nights in America
but they were only fishing lamps
and the white wash astern

I look into the eyes of a girl
green eyes like the sea
Then suddenly a tear
and he believed he was drowning

I love you very much
but so much, you know
It is a chain now
That heats the blood inside the veins ...

But two eyes that look at you,
so close and real
you're forgetting the words,
confuse your thoughts.

I love you very much
but so much, you know
It is a chain now
That heats the blood inside the veins ...
 

Caruso

Ở đây, nơi mà biển tỏa sáng,
gió
Trên sân thượng
Bên cạnh vịnh của Sorrento

Một người đàn ông ôm lấy một cô gái
những giọt nước mắt
rơi lã chã
sau
khi đằng hắng,
lại tiếp tục hát
Anh yêu em rất nhiều
rất nhiều, nhưng
em biết không
tình yêu là sự trói buộc
Điều đó làm  máu
sôi trong huyết quản

Ông đã nhìn thấy ánh đèn soi bống nước;
những suy nghĩ của những đêm Mỹ
nhưng họ chỉ có đèn
 mờ trắng phía sau

Tôi nhìn vào mắt của cô gái
đôi mắt xanh như biển
Sau đó, một giọt nước mắt
bất chợt
anh tin rằng anh đã chết đuối (*)
Anh yêu em rất nhiều
rất nhiều, nhưng
em biết không
tình yêu là sự trói buộc
Điều đó làm  máu
sôi trong huyết quản

Đôi mắt nào đang nhìn anh đắm đuối,
rất gần gũi và sống động
anh đang quên đi những từ ngữ,
và ý nghĩ trở nên rối bời.
Anh yêu em rất nhiều
rất nhiều, nhưng
em biết không
tình yêu là sự trói buộc
Điều đó làm  máu
sôi trong huyết quản
Comment:
(*) Nước mắt có thể làm người đàn ông chết đuối ...
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân
Dịch: Mưa không trói buộc mà giữ khách/ Sắc đẹp không phải sóng gió mà dìm người ta chết
Đưa người ta không đưa qua song
Mà sao có sóng ở trong lòng
Nắng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ....
(Tống biệt hành – Thâm Tâm)
Như vậy có sóng và hoàng hôn trong mắt những người đẹp .... he he !!!